Page 66 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 66

gia sản xuất, thực hành tiết kiệm là yêu nước, là đóng góp sức mình cho kháng
                     chiến thắng lợi.
                            Sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các
                     dân tộc đã  nhiều cố gắng cải thiện tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Đương
                     nhiên, do hậu quả chính sách bóc lột tàn bạo của thực dân, phong kiến, kết quả
                     của phong trào sản xuất trong những năm 1946 – 1947 mới chỉ đủ ngăn chặn
                     nạn đói, đáp ứng bước đầu của cuộc kháng chiến. Năm 1948, tổng diện tích
                     canh tác nông nghiệp của tỉnh mới đạt 35.103 mẫu; dân số của tỉnh là 12 vạn
                     người (chưa kể đồng bào tản cư) mỗi năm tiêu thụ 34.270.770 kg lương thực,
                     trong khi đó tổng sản lượng lương thực của tỉnh hàng năm mới đạt 28.479.000
                     kg.Bên cạnh đó tỉnh phải thường xuyên cung cấp một lượng lương thực khá lớn
                     cho  các  đơn  vị  bộ  đội,  cơ  quan  đóng  trên  địa  bàn  tỉnh.  Lượng  lương  thực
                     chuyển từ nơi khác đến rất thất thường và không đủ bù đắp lượng lương thực
                     thiếu hụt. Các mặt hàng tiêu dùng, ngay cả các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng
                     ngày cũng rất thiếu thốn. Trong lúc đó, sản xuất của tỉnh gặp khá nhiều trở ngại;
                     thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu vốn, nhân dân nặng tâm lý thủ cựu, ỷ lại vào
                     thiên nhiên, công cụ lao động và kỹ thuật sản xuất vừa không đủ vừa lạc hậu,
                     bên cạnh đó, ở nhiều nơi còn quan niệm sai lầm về ván đề tự túc, tự cấp.
                            Trước thực trạng đó, để đáp ứng yêu cầu chung của kháng chiến, Tỉnh ủy
                     Tuyên Quang đã có những chủ trương, biện pháp sát thực để đẩy mạnh việc mở
                     rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
                            Hội  nghị  đại  biểu  Đảng  toàn  tỉnh  làn  thứ  tư  (6-1949)  đã nêu  rõ:  “Xây
                     dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc trong tỉnh là một vấn đề chủ yếu
                     trong giai đoạn kháng chiến quyết liệt hiện tại. Để chống lại sự phong tỏa của
                     địch, để nâng cao đời sống cho nhân dân, chủ trương trước hết của ta là tự cấp,
                                                                                                              1
                     tự túc về ăn, mặc, về nguyên liệu và sản phẩm cần thiết cho cuộc kháng chiến” .
                            Tỉnh  ủy  Tuyên  Quang  đã  đề  ra  kế  hoạch  xây  dựng  nền  kinh  tế  kháng
                     chiến, gây cơ sở cho nền “kinh tế dân chủ mới” là:
                            1.        Phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu công kỹ nghệ, thủ công
                                      nghiệp, chủ yếu giải quyết vấn đề nhân công, tiền vốn.
                            2.        Bao vây kinh tế địch.
                            3.        Thực hành tiết kiệm về mọi mặt.
                            4.        Tiến hành cải cách, tạm cấp ruộng đất.
                            5.        Củng cố nền tài chính bằng cách tăng các nguồn thu, vận động
                                      nhân dân tiêu tiền  rách và đồng 100 trâu xanh (tiền Ngân hàng
                                      Nhà nước).
                            6.        Xây dựng, củng cố và phát triển các hợp tác xã.
                            7.        Củng cố, chấn chỉnh phong trào thi đua ái quốc.
                            Thực hiện chủ trương trên, từ năm 1948 các cơ quan  chuyên môn như
                     Ban canh nông, Ban kinh tế, tài chính, Ty thủy lợi, Ban thi đua... lần lượt được

                     thành lập. Phong trào thi đua ái quốc bắt rễ, lan rộng ở mọi nơi và thu được

                     1  . Nghị quyết về nhiệm vụ xây dựng kinh tế, tài chính của tỉnh Tuyên Quang. Đệ nhị lục cá nguyệt – 1949.  Tài
                     liệu lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang.


                                                                 66
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71