Page 63 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 63

hướng trọng tâm là lực lượng vũ trang, tầng lớp bần cố nông, đồng bào công
                     giáo, các khu dân cư ven đường giao thông. Dưới sự chỉ đạo của Liên khu ủy,
                     từ năm 1948 tỉnh đã phát động thi đua phát triển Đảng trong toàn Đảng bộ. Số
                     lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của tỉnh tăng nhanh qua các năm: Tháng
                     12-1947 toàn tỉnh có 400 đảng viên, tháng 11-1949 có 3.936 đảng viên, tháng
                     12-1950 toàn tỉnh đã có tới 5.741 đảng viên. Với số lượng đảng viên cho phép ,
                     Tỉnh tiến hành tách các chi bộ ghép, thành lập thêm nhiều chi bộ mới. Tới cuối
                     năm 1950 toàn tỉnh có 126 chi bộ, trong đó có 29 chi bộ đạt tiêu chuẩn “chi bộ
                     tự động”; 97 trong số 111 xã toàn tỉnh đã có chi bộ, Tỉnh xóa được tình trạng xã
                     trắng không có đảng viên.
                            Cuộc kháng chiến càng phát triển, yêu cầu về sự lãnh đạo toàn diện của
                     Đảng càng cao. Đáp ứng yêu cầu đó, Tỉnh ủy Tuyên Quang đẩy mạnh công tác
                     giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ lãnh đạo, năng lực công tác cho
                     đảng viên và các cấp ủy. Đảng bộ nhấn mạnh: dù ở đâu và ở bất cứ cương vị
                     nào, mỗi đảng viên phải luôn tự phấn đấu học hỏi và rèn luyện, giữ vững phẩm
                     chất; mỗi đảng viên phải hiểu rằng sự vững vàng về mặt tư tưởng, ý chí chiến
                     đấu cũng như năng lực, trình độ lãnh đạo của mình là yếu tố cấu thành sự vững
                     mạnh của toàn Đảng. Từ nhận thức đó Tỉnh ủy đã gây dựng phong trào phê
                     bình, tự chỉ trích, kiểm thảo theo thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua học
                     tập, vận động tư tưởng và tương trợ lẫn nhau trong toàn Đảng bộ.
                            Tháng 9-1948, các cấp ủy đã lập “Hộp thư trao đòi ý kiến” để trao đổi,
                     học hỏi kinh nghiệm, sáng kiến lẫn nhau, đồng thời nhanh  chóng tiếp thu ý kiến
                     phê bình, góp ý của đảng viên, quần chúng về công tác lãnh đạo của mình và
                     các chủ trương công tác của địa phương. Ngay trong giai đoạn này, tệ quan liêu,
                     xa rời quần chúng đã được coi là một thứ bệnh cần đấu tranh xóa bỏ. Mối quan
                     hệ giữa Đảng với quần chúng, giữa các cơ sở đảng với nhau được Đảng bộ chú
                     tâm xây dựng có kết quả.
                            Cùng với  sự trưởng thành về  chính  trị, tư  tưởng, trinh độ văn  hóa của
                     đảng viên cũng như từng bước được nâng cao. Từ một số ít cán bộ, đảng viên
                     có trình đọ văn hóa sơ cấp, tới tháng 6-1949 trong số 2.911 đảng viên toàn tỉnh
                     đã có 1.633 đảng viên biết đọc,biết viết, 105 đảng viên qua sơ học yếu lược, 49
                     đảng viên qua sơ học bổ túc và 20 đảng viên có trình độ trung học.
                            Trong điều kiện kinh tế đất nước còn hết sức khó khăn, Đảng bộ tỉnh đã
                     năng động tìm cách tạo kinh phí hoạt động. Năm 1948, Ban kinh tế của tỉnh
                     được  thành lạp  chị  trách nhiệm  theo  dõi, kiểm tra  việc  thực hiện  đường  lối,
                     chính sách phát triển kinh tế của Đảng ở tinh đồng thời tạo nguồn và quản lý
                     kinh phí hoạt động của Đảng bộ. Cùng với phong trào chung của nhân dân, các
                     chi bộ đã tổ chức tăng gia, sản xuất, lập quỹ riêng. Ở tỉnh, ngoài một số doanh
                     điền, tỉnh còn lập hãng kinh doanh Bắc Thắng với hoạt động chính là thu mua,
                     trao đổi sản xuất một số lâm sản, thổ sản, nhu yếu phẩm. Bước đầu tuy thu nhập

                     không lớn song những việc làm này cho thấy rõ tư tưởng tự lực cánh sinh của
                     Đảng bộ đồng thời cũng tạo ra một phần kinh phí đáng kể đảm bảo hoạt động
                     chung của Đảng bộ tỉnh.



                                                                 63
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68