Page 58 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 58

do, căn cứ đại, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác quân sự, đưa công
                     tác này lên một bước phát triển mới.

                            Trong năm 1948 tỉnh đã tiến hành rút kinh nghiệm, tuyên truyền rộng rãi
                     thành tích chiến đấu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc. Các cấp ủy,
                     chính quyền kịp thời khắc phục quan niệm lệch lạc của mình về vai trò của lực
                     lượng dân quân. Từ chỗ coi dân quân như là một “đội quân cần vụ”, chúng ta đã
                     có một cách nhìn mới, xác định đúng chức năng, vai trò và khả năng chiến đấu,
                     chiến thắng của dân quân.
                            Lực lượng vũ trang địa phương với nhiều thứ quân ngày càng lớn mạnh
                     về mọi mặt. Cuối năm 1948, ban chỉ huy quân sự được thành lập tới cấp xã, lực
                     lượng vũ trang được bổ sung cả về quân số lẫn vũ khí, trang bị. Toàn tỉnh có
                     5.076 đọi viên du kích, 12.629 dân quân, tự vệ, 186 bộ đọi địa phương. Tỉnh đã
                     tổ chức được 115 hội bảo trợ du kích với số quỹ 293.911 đồng và đã ủng hộ cho
                     thương binh 47.297 đồng.

                            Từ năm 1949, trước yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn “cầm cự chuẩn
                     bị chuyển sang tổng phản công”, công tác xây dựng lực lượng vũ trang ngày
                     càng tăng cường hơn.
                            Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1949 ta đã mở lớp huấn luyện cho 259 cán bộ
                     từ cấp tiểu đoàn đến huyện đội và 439 đội viên du kích xã. Tăng cường sự lãnh
                     đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy chú ý phát triển Đảng trong
                     các đơn vị bộ đội, dân quân, du kích, tự vệ, đưa 1/3 số đảng viên của tỉnh tham
                     gia vào lực lượng vũ trang.

                            Hội nghị Đảng bộ Tuyên Quang (tháng 12 – 1949) đã chỉ rõ: Nhiệm vụ
                     của tỉnh ta là phát triển mạnh lực lượng vũ trang, đề cao tinh thần cảnh giác, đề
                     phòng địch tấn công. Tháng 4-1950, Hội nghị quân sự toàn tỉnh đã thông qua
                     nghị quyết về công tác quân sự của địa phương và nhấn mạnh: các cấp quân,
                     dân, chính pahir dùng mọi hình thức để phổ biến sâu rộng sắc lệnh về nghĩa vụ
                     tòng quân, đặt kế hoạch tuyển mộ thật sát và động viên thanh niên tích cực tòng
                     quân.
                            Thực hiện chủ trương của tỉnh, các cấp đã kịp thời đẩy mạnh công tác
                     quân sự theo hướng xây dựng một lực lượng hậu bị hùng hậu: phát triển mạnh
                     và củng cố lực lượng dân quân, du kích vững chắc về tổ chức, tăng cường sự
                     lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang, rèn luyện và đạo tạo cán bộ và
                     chấn chỉnh các cơ quan quân sự đồng thời đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của
                     nhiệm phục vụ chiến đấu, xây dựng bộ đội địa phương. Mặc dù quân số có giảm
                     so  với  các  năm  trước  do  phải  tăng  cường  cho  bộ  đội  chủ  lực,  phục  vụ  tiền
                     phương, đi làm công tác đội trong các an toàn khu... song tới năm 1949 tỉnh vẫn
                     có 3.270 du kích, 9098 dân quân tự vệ, 298 bộ đội địa phương. Theo kế hoạch,











                                                                 58
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63