Page 62 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 62

Sau  chiến  thắng  Việt  Bắc  Thu  đông  –  1947,  cuộc  kháng  chiến  của  ta
                     chuyển sang một giai đoạn mới với những đòi hỏi cao hơn. Đối với một tỉnh
                     trung tâm căn cứ địa như Tuyên Quang, công tác xây dựng, củng cố Đảng để
                     lãnh đạo nhân dân thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ hậu  phương  kháng  chiến  trở
                     thành cấp thiết, cần được đẩy mạnh.
                            Được sự chỉ đạo của Liên khu X, ngày 2-4-1948, Tỉnh ủy Tuyên Quang
                     triệu tập Hội nghị đại biểu Đảng toàn tỉnh lần thứ nhất. Hội nghị tập trung tổng
                     kết công tác mọi mặt, vạch rõ ưu, khuyết điểm của Đảng bộ, đánh giá đúng tình
                     hình của các chi bộ, đề ra kế hoạch sửa đổi lề lối làm việc, phương hướng công
                     tác xây dựng Đảng.
                            Hội nghị chỉ rõ: phải phát huy và mở rộng hoạt động của chi bộ, tiến hành
                                             1
                     tách các chi bộ ghép , thành lập chi bộ mới ở những địa phương có từ 3 đảng
                     viên trở lên, đồng thời phải lựa chọn đúng đối tượng để tuyên truyền, giáo dục,
                     thử thách, kết nạp vào Đảng, kiên quyết khai trừ khỏi Đảng những người không
                     đủ tư cách.
                            Tháng 9-1948 Hội nghị đại biểu Đảng lần thứ hai đã ra nghị quyết chuyên
                     đề về công tác xây dựng Đảng, trong đó trọng tâm là công tác xây dựng, củng
                     cố chi bộ, kiện toàn tổ chức Đảng các cấp và duy trì nguyên tắc đấu tranh phê
                     bình, tự phê bình trong Đảng.
                            Các hội nghị trên đã thể hiện rõ chủ trương thống nhất, đúng đắn của Tỉnh
                     ủy Tuyên Quang trong việc tăng cường sức mạnh của Đảng. Tuy chưa đầy đủ
                     song chủ trương chung của Đảng bộ về công tác xây dựng Đảng đã hình thành,
                     quán triệt được tư tưởng chỉ đạo của Trung ương là kết hợp chặt chẽ giữa phát
                     triển với củng cố, giữa giáo dục chính trị, tư tưởng với xây dựng tổ chức, coi
                     trọng công tác xây dựng chi bộ - cơ sở nền tảng của Đảng – lấy công tác đấu
                     tranh phê bình và tự phê bình làm động lực phát triển của tổ chức Đảng. Theo
                     sát chủ trương đã đề ra, từ năm 1948 đến năm 1950 Đảng bộ Tuyên Quang
                     không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Tháng 2-1949 Đảng bộ triệu tập Hội nghị
                     đại biểu Đảng toàn tỉnh lần thứ 3. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên Ban chấp hành
                     Đảng bộ tỉnh được bầu chính thức gốm 11 đồng chí. Đồng chí Võ Thanh Hòa
                     đã được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Để tạo nên sự vững chắc về mặt tổ chức từ cơ
                     sở, Đảng bộ rất chú ý tới công tác xây dựng chi bộ, mở rộng dân chủ trong
                     Đảng  theo  nguyên  tắc  tập  thể  lãnh  đạo,  cá  nhân  phu  trách.  Tỉnh  ủy  thường
                     xuyên nhắc nhở các cấp: muốn xây dựng chi bộ vững mạnh về mọi mặt thì phải
                     tích cực giáo dục tính giai cấp, tính Đảng cho đảng viên, khắc phục tư tưởng
                     cục bộ địa phương, dân tộc hẹp hòi của đảng viên đồng thời phải đẩy mạnh việc
                                                                  2
                     xây dựng các ban chi ủy, chi bộ tự động .
                            Chấp hành chủ trương trên, trong năm 1948 tỉnh đã mở lớp tập huấn cho
                     546 chi ủy viên và cán bộ chuyên môn, tăng cường công tác phát triển Đảng với


                     1  . Trong giai đoạn này, số lượng Đảng viên còn ít, 2 hoặc 3 xa mới có đủ đảng viên để thành lập một chi bộ. Các
                     chi bộ này được gọi là chi bộ ghép, chụi trách nhiệm lãnh đạo phong trào chung của các xã có đảng viên tham
                     gia chi bộ, kể cả các xã phụ cận chưa có đảng viên.
                     2  . Chi bộ tự động là chi bộ: Biết thi hành chỉ thị, nghị quyết của trên, biết làm báo cáo đúng mẫu, đầy đủ, đúng
                     hạn, biết cách tuyên truyền phát triển Đảng và lãnh đạo được mọi mặt công tác của xã.


                                                                 62
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67