Page 64 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 64
Đáp ứng yêu cầu cảu giai đoạn cầm cự chuẩn bị chuyển sang tổng phản
công, Đảng bộ chú trọng củng cố chính quyền nhân dân, khối đoàn kết dân tộc,
tăng cường bộ máy kháng chiến các cấp.
Thấm nhuần quan điểm nhân dân là cội rễ quyết định thành bại của cách
mạng, Đảng bộ không ngừng mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Nhằm tập
hợp đông đảo nhân dân vào cuộc kháng chiến chống Pháp, từ năm 1946 đến
năm 1947 bên cạnh mặt trận Việt Minh với các hội cứu quốc thành viên, theo
chủ trương của Đảng, tỉnh đã thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam các
cấp (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt), với thành viên là các tổ chức: Hội liên hiệp
Phụ nữ, Hội liên hiệp nông dân, Hội liên hiệp Thanh niên...
Tuy nhiên, do cùng một lúc tham gia nhiều tổ chức, nên nhân dân phải hội
họp nhiều, công tác sản xuất bị ảnh hưởng. Khắc phục tình trạng đó, tỉnh đã áp
dụng linh hoạt các hình thức tập hợp quần chúng hợp với đặc điểm của từng
tầng lớp, từng địa bàn. Ở nông thôn, tỉnh chủ trương không nhất thiết phải có bộ
máy tổ chức riêng của từng đoàn thể mà có thể hòa chung vào Hội nông dân
cứu quốc song vẫn giữ nếp snh hoạt riêng của từng tổ chức. Nét sáng tạo này
tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tham gia công tác đoàn thể, đồng thời
đảm bảo sự tồn tại hệ thống cơ sơ của các tổ chức quần chúng.
Từ năm 1948, theo chủ trương của Trung ương, tỉnh bắt đầu thực hiện
việc thống nhất Mặt trận Việt Minh với Mặt trận Liên Việt. Đây là vấn đề có ý
nghĩa lớn đối với việc đoàn kết toàn dân trong một Mặt trận thống nhất. Trong
quá trình thực hiện, tỉnh cố gắng giữ đúng nguyên tắc do Trung ương đề ra là
vừa tiến hành thống nhất vừa tăng cường cả Việt Minh lẫn Liên Việt, tránh tình
trạng chỉ coi trọng một bên. Cuối năm 1949, việc thống nhất Việt Minh và Liên
Việt đã hoàn thành ở cấp xã, huyện.
Nhờ có những hình thức tuyên truyền, vận động và tổ chức phong phú,
phù hợp với mọi tầng lớp, thành phần dân tộc và mọi địa bàn, các đoàn thể quần
chúng ngày càng thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân. Tới cuối năm
1948 toàn tỉnh có 108.415 người thì đã có 52.850 người là hội viên của các hội
cứu quốc. Sức mạnh của quảng đại quần chúng đã được quy tụ trong một Mặt
trận đoàn kết thống nhất , rộng rãi.
Nhận được sự ủng hộ tích cực, tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, chính quyền các cấp được củng cố vững chắc. Thông qua các cuộc bầu
cử Hội đồng nhân dân, quyền làm chủ và ý thức, vai trò của nhân dân trong
công tác xây dựng bộ máy quản lý, điều hành ở địa phương được phát huy.
Tăng cường sức mạnh của bộ máy hành chính, tỉnh vừa kiên quyết loại bỏ các
phần tử yếu kém khỏi chính quyền vừa lưu ý thành lập, củng cố các cơ quan
giúp việc. Trong quá trình hoàn thiện, các ban ngành chuyên môn cấp tỉnh,
huyện như: giáo dục, canh nông, thủy lợi, y tế... lần lượt ra đời làm tăng thêm
khả năng quản lý chỉ đạo toàn diện của Ủy ban kháng chiến hành chính.
Trong việc xây dựng, củng cố bộ máy kháng chiến ở địa phương, cấp xã
luôn là một trọng tâm đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển đồng đều,
toàn diện của phong trào cách mạng. Tỉnh ủy Tuyên Quang luôn xác định “xã là
64