Page 68 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 68
Tuy vậy, bước đầu thực hiện công tác này chúng ta cũng có một số khuyết
điểm như quá thiên về mệnh lệnh hành chính mà ít vận động quấn chúng tự giác
đấu tranh, thiếu phương pháp thuyết phục đối tượng phải giảm tô, tức, một số
chi ủy thiếu tinh thần đấu tranh kiên quyết, chùn bước trước khó khăn làm cho
phong trào quần chúng chững lại, đặc biệt có nơi công tác lãnh đạo quần chúng
không đúng đắn làm phương hại đến mục tiêu liên minh giai cấp, tập hợp lực
lượng của Đảng.
Ngoài ý nghĩa chính trị là xóa bỏ dần tiến tới thủ tiêu tàn tích của chế độ
phong kiến, thắng lợi của cuộc vận động giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất
còn mang ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội. Nó đem lại tư liệu sản xuất cho
nông dân, cải thiện đời sống nông dân, nâng cao mức tăng trưởng của sản xuất
nông nghiệp, đồng thời chuyển đổi về chất mối quan hệ xã hội ở nông thôn và
qua đó nâng cao khả năng cung cấp, phục vụ kháng chiến của nhân dân.
Để nâng cao sản lượng lương thực, được sự khuyến khích của cấp ủy, chính
quyền địa phương và sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, nông dân tiếp tục
làm thủy lợi, khai hoang, khẩn hóa, cấy láu chiêm và trồng mầu. Năm 1949 tỉnh
đầu tư vốn, nhân lực làm thêm 5 mương, phai lớn tưới tiêu cho 1.390 mẫu ruộng.
Lớn nhất là mương Kim Thắng (thuộc Kim Phú – Yên Sơn ngày nay) hoàn thành
bước một vào tháng 6-1950, dài 6.500 m dẫn nước tưới cho 1.000 mẫu. Nhờ làm
tốt công tác thủy lợi, cải tiến kỹ thuật canh tác... diện tích lúa chiêm, cây mầu và
ngành chăn nuôi không ngừng được mở rộng. Tuyên Quang trở thành lá cờ đầu
của Liên khu Việt Bắc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Năm 1949 dù bị hạn hán, lũ lụt và phải tập trung lực lượng chống cuộc
hành quân Pômôm của địch song so với năm 1948 diện tích lúa chiêm vẫn tăng
2.664 mẫu, diện tích ngô, khoai tăng 200%, các loại gia súc, gia cầm tăng từ
9,3% đến 35 %, ở Chiêm Hóa có tới 1/3 số hộ nông dân nuôi các ruộng; cây sắn
– một trong những cây mầu thích hợp với điều kiện đất đai của địa phương –
trước đây bị coi nhẹ nay đã được nhân dân trồng đại trà.
Tỉnh khuyến khích nhân dân trồng bông, trồng dâu tằm, phát triển nghề
diệt thủ công truyền thống để giải quyết nạn thiếu vải. Năm 1949 tỉnh trồng
được 127 mẫu bông, thu hoạch 3.213 kg tơ tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát
triển mạnh ở Yên Bình và Sơn Dương.
Từ năm 1948 tỉnh xúc tiến việc thành lập các hợp tác xã (dạng thấp) trong
sản xuất nông nghiệp và các hiệp hội, cơ sở sản xuất tập thể trong tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp nhằm xây dựng nền móng cho nền kinh tế mới. Năm
1949, trên địa bàn tỉnh có 2 hợp tác xã nông nghiệp, 1 doanh điền, sau đó tỉnh
lập thêm 1 xưởng dệt, 4 xưởng giấy, 2 xưởng nông cụ, 4 cơ sở chế biến nước
mắm, 1 xưởng ép dầu, 10 lò mật mía ở tỉnh lỵ, Yên Bình, Yên Sơn, Sơn Dương.
Tuy vậy, do thiếu kinh nghiệm quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm... một số
cơ sở đã không phát triển được. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho chúng ta:
muốn phát triển các cơ sở kinh tế mang tính chất tập thể cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ban ngành, các cấp và hơn hết là phải xác định, lựa chọn được quy
mô, cách thức hoạt động phù hợp với điều kiện cho phép.
68