Page 65 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 65

nền tảng của quốc gia, của chính quyền dân chủ nhân dân, xã là nơi triển khai
                     thực hiện toàn bộ chủ trương, chính sách và công việc của Đảng, chính phủ và
                                1
                     đoàn thể” , trong giai đoạn cách mạng hiện tại việc động viên nhân, vật, tài lực
                                                                                                  2
                     cho  kháng  chiến  có  kết  quả  nhiều  hay  ít  là  do  xã  mạnh  hay  yếu .  Đánh  giá
                     chung những mặt mạnh, mặt yếu của cấp xã trong 2 năm 1948-1949, tháng 4-
                     1949 Tỉnh ủy đã quyết định tiến hành chấn chỉnh và củng cố cấp xã nhằm “làm
                                                                                                       3
                     cho xã vững mạnh, các bộ máy lãnh đạo ở xã có đủ năng lực công tác” . Quán
                     triệt chủ trương đó, các huyện đã chủ trương hợp lý hóa tổ chức Đảng, chính
                     quyền, đoàn thể quần chúng của các xã, vừa củng cố, xây dựng chi bộ vững
                     mạnh vừa kiện toàn, tăng cường sức mạnh của các ủy ban kháng chiến hành
                     chính và đoàn thể quần chúng ở xã.
                            Ngay từ năm 1947, để nâng cao hiệu quả công tác của chính quyền các
                     cấp, tỉnh đã đề ra vấn đề sửa đổi lề lối làm việc. Tỉnh ủy chỉ rõ: “Chủ trương
                     đúng nhưng thi hành sai, công việc sẽ không có kết quả. Lối làm việc đúng hay
                                                                              4
                     sai nó quyết định kết quả công việc nhiều hay ít” . Từ nhận thức  đó, đầu năm
                     1950 tỉnh đã tổ chức cuộc vận động sửa đổi lề lối làm việc theo chủ trương của
                     Liên khu ủy Việt Bắc. Qua cuộc vận động này tình trạng quan liêu, mệnh lệnh,
                     lấn sân giữa các cấp, các ngành được khắc phục, đồng thời cũng loại trừ được
                     sự ách tắc ở các khâu trung gian, chống được tệ bao biện, làm thay dẫn tới lấn át
                     vai trò của chính quyền, đoàn thể của các cấp ủy, lối làm việc theo kiểu “gia
                     đình chủ nghĩa” bị phản đối kịch liệt, khắc phục từng bước. Cũng qua cuộc vận
                     động này ta đã tăng cường được sự hợp tác giữa các cấp, các ngành, làm cho
                     các cấp nắm vững được những khâu công tác trọng tâm để tập trung thực hiện
                     và triệt để thi hành phương châm”tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, chống
                     kiểu làm việc mệnh lệnh thiếu phương pháp vận động.
                            Bằng một loạt các biện pháp tích cực và việc làm cụ thể, cùng với bước
                     phát triển của cuộc kháng chiến, bộ máy quản lý, lãnh đạo và chỉ đạo của tỉnh
                     không ngừng được hoàn thiện. Đó là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo
                     đường lối kháng chiến kiến quốc được thực hiện thắng lợi trên địa bàn tỉnh.
                            Tuy trong từng thời điểm tập trung đánh trả các cuộc tấn công, phá hoại
                     của quân Pháp song về cơ bản Tuyên Quang vẫn là một tỉnh tự do. Bởi vậy,
                     tăng gia sản xuất, xây dựng mọi mặt cuộc sống, một vấn đề cơ bản trong đường
                     lối kháng chiến của Đảng, đối với Tuyên Quang càng là một nhiệm vụ quan
                     trọng. Tỉnh ủy Tuyên Quang xác định: trong toàn bộ hoạt động của mình, các
                     cấp phải hết sức chú ý chỉ đạo, giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, xây dựng
                     kinh tế để đáp ứng nhu cầu thời chiến theo mục tiêu: “ăn no, mặc ấm, đánh
                     khỏe”, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tự cung tự cấp mọi mặt; tích cực tăng



                     1  . Nghị quyết chấn chỉnh cấp xã của Hội nghị cán bộ toàn tỉnh lần thứ 6 (tháng 4-1950). Tài liệu lưu trữ Ban
                     Tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang.
                     2  . Nghị quyết chấn chỉnh cấp xã của Hội nghị cán bộ toàn tỉnh lần thứ 6 (tháng 4-1950). Tài liệu lưu trữ Ban
                     Tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang.
                     3  . Nghị quyết chấn chỉnh cấp xã (Tài liệu đã dẫn).
                     4  . Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn tỉnh lần thứ 6 (tháng 4-1950) “Tích cực đổi mới lối làm việc”. Tài liệu lưu
                     trữ Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang.


                                                                 65
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70