Page 61 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 61
hệ thống tề ngụy ở vùng trung du, làm cho chúng vô cùng hoang mang. Vùng
hậu cứ kháng chiến của ta được mở rộng với một hành lang bảo vệ, tiếp tế vững
chắc hơn.
Tham gia chiến dịch này, bộ đội địa phương tỉnh ta đã tổ chức chống càn
3 trận, diệt 30 tên địch, thu 1 trung liên, 1 súng cối 81 ly, 20 súng trường, tiểu
liên. Ở Hạc Trì, 1 trung đội của tỉnh ta đã đánh trả hơn 100 tên địch trong vòng
3 giờ đồng hồ, buộc chúng phải rút lui, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của
nhân dân tỉnh bạn.
Hơn 3 năm sau ngày chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang địa
phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã có bước phát triển lớn và giành
được những thành tích quan trọng. Các cấp ủy, chính quyền đã nhận thức sâu
sắc về nhiệm vụ hậu phương của mình từ đó có chủ trương, biện pháp tích cực
để phát triển mạnh dân quân, du kích, bộ đội địa phương, củng cố thế trận chiến
tranh nhân dân trên địa bàn. Với lực lượng vũ trang lớn mạnh về mọi mặt, xây
dựng được khối đoàn kết quân dân bền vững, dựa vào thế hiểm trở của địa hình,
chúng ta không chỉ đánh tan các đợt tấn công của địch, giữ vững hậu cứ kháng
chiến mà còn đóng góp tích cực cho việc xây dựng bộ đội chủ lực, đưa cuộc
chiến tranh cứu nước của dân tộc từ giai đoạn cầm cự, đánh du kích chuyển qua
giai đoạn chiến tranh chính quy tiêu diệt từng bộ phận quan trọng sinh lực của
địch, đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
IV – TANG CƯỜNG SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN,
XÂY DỰNG KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ PHỤC VỤ KHÁNG CHIẾN
Cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang đứng trước những nhiệm vụ hết sức nặng
nề, đầy khó khăn thử thách.
Đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến mà Đảng và Bác Hồ
đã vạch ra là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Đảm bảo cho
đường lối đó được thực hiện thắng lợi ở địa phương, vấn đề xây dựng Đảng,
chính quyền vững mạnh là một trong những yếu tố quyết định.
Giữ vai trò trung tâm, lãnh đạo trực tiếp toàn bộ hệ thống chuyên chính
nhân dân và công tác kháng chiến, kiến quốc của đồng bào các dân tộc, Đảng
bộ Tuyên Quang qua từng giai đoạn đã không ngừng tự hoàn thiện, nâng mình
lên ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng của địa phương.
Cuối năm 1946, toàn tỉnh chỉ có hơn một trăm đảng viên. Trong suốt năm
1947 vừa lãnh đạo, tổ chức quân dân trong tỉnh trực đánh giặc Pháp xâm lược,
Tỉnh ủy vừa chú trọng thực hiện công tác xây dựng Đảng, mở rộng và nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng. Cuối năm 1947, Ban huyện ủy đã thành lập ở tất
cả các huyện, ¼ số xã có chi bộ Đảng, toàn tỉnh đã có 46 chi bộ và gần sáu trăm
đảng viên. song, do bị cuốn hút vào những công việc cụ thể của kháng chiến
nên các cấp ủy đã bộc lộ nhiều nhược điểm trong công tác xây dựng Đảng, nổi
lên là tư tưởng “hẹp hòi” trong việc phát triển Đảng. Hầu hết các chi bộ mới
thành lập còn non nớt, lung túng trong công tác lãnh đạo.
61