Page 59 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 59

tới cuối năm 1950 tỉnh sẽ xây dựng được 9 đại đọi bộ địa phương với tổng số
                                            1
                     quân là 1.125 người .
                            Dựa vào và có các hình thức, biện pháp vận động phù hợp, tỉnh giải quyết
                     tốt vấn đề hậu cần quân đội. Cùng với sự trợ giúp cảu Khu, Trung ương, kinh
                     nghiệm chế tạo vũ khí truyền thống của dân tộc được phát huy đã làm phong
                     phú hơn phương tiện chiến đấu  của dân quân, du kích. Với ý chí, quyết tâm
                     giành thắng lợi cuối cùng, các thanh niên trong tỉnh nô nức lên đường chiến
                     đấu. Trong năm 1950 hơn một nghìn thanh niên đã đăng ký tòn quân. Nhân tự
                     quyên góp trang bị đủ chăn màn, quần áo và lương thực cho tân binh trong 2
                     tháng huấn luyện tại tỉnh. trong đợt bán gạo nuôi quân cho Chủ tịch Hồ Chí
                     Minh từ ngày 19-8 đến ngày 2-9-1949 toàn tỉnh đã thu được 133.312 kg thóc,
                     20.646  kg  gạo. Chín  đại  đội  bộ  đội phương  sau  khi  thành  lập  đều  được  các
                                           2
                     huyện nhận đỡ đầu  .
                            Tỉnh đã tranh thủ sự giúp đỡ của Liên khu, các đơn vị bộ đội chủ lực đã tổ
                     chức các đợt diễn tập ở từng khu vực nhằm nâng cao trình độ tác chiến của lực
                     lượng  vũ  trang.  Điển  hình  là  đợt  thực  tập  chiến  đấu  của  13  xã  huyện  Sơn
                     Dương, hạ huyện Hàm Yên (giữa năm 1949). Từ chiến thuật du kích, qua các
                     đợt tập dượt ta nâng dần tới  vận động chiến, tác chiến theo đại đội, tiểu đoàn
                     độc lập có sự phối hợp của nhiều thứ quân.

                            Trên chiến trường Liên khu X, trong 2 năm 1948 – 1949, ta liên tục mở
                     các cuộc tấn công lớn vào tuyến phòng thủ của địch, gây cho chúng những thiệt
                     hại lớn, đẩy địch vào thế bị bao vây, o ép. Tháng 4-1949 ta mở chiến dịch sông
                     Đà, từ tháng 3 đến tháng 5-1949 ta đánh địch ở Sơn La, Lào Cai, sông Thao...
                            Hòng gỡ thế bí, gây ảnh hướng chính trị cho phái đoàn của tướng Rơve và
                     nhóm nghị sĩ Quốc hội Pháp sang nghiên cứu tình hình Đông Dương, tháng 5 -
                     1949 quân Pháp huy động 700 lính Âu -  Phi, 400 lính ngụy mở chiến dịch sông
                     Lô lần 2 nhằm càn quét, phát hiện, tiêu diệt quân chủ lực, cơ sở kinh tế của ta
                     cũng như chăn đường tiếp tế về khu trung du lên căn cứ địa Việt Bắc  . Trọng
                                                                                                     3
                     tâm của chiến dịch này là cuộc hành quân Pômôn thọc sâu vào vùng căn cứ địa
                     Tuyên Quang.

                            Bị quân ta chặn đánh liên tục, 17 giờ ngày 12-5-1949 đơn vị tiền phương
                     của quân Pháp mới tiến tới Chợ Ruộc (cách Thị xã Tuyên Quang 10 km). Sau
                     khi tập kết được đội hình, địch chia làm 2 hướng tiến vào Thị xã Tuyên Quang
                     chiếm  núi  Cố,  đồn  công  an  km  7  (đường  Tuyên  Quang  –  Hà  Giang).  Địch
                     chiếm các nơi này hòng lợi dụng điểm cao để kiểm soát thị xã và án ngữ cửa
                     ngõ phía Bắc thị xã, đẩy ta vào thế bị bao vây.


                     1  . Xây dựng một lực lương hậu bị hùng hậu – Báo cáo tình hình quân sự năm 1949 và Đề án công tác quân sự 6
                     tháng  đầu năm 1950 của Tỉnh ủy Tuyên Quang. Tài liệu lưu trữ Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang.
                     2  . Tại cuộc họp mở rộng ngày 25-9-1949, Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương, giao cho các huyện đỡ đầu bộ đội địa
                     phương. Cụ thể là: Sơn Dương: 1 trung đội; Hàm Yên: 1 trung đội + 1 tiểu đội; Chiêm Hóa: 2 trung đội + 1 tiểu
                     đội; Na Hang: 1 trung đội; Yên Sơn: 1 trung đội.
                     3  . Báo cáo đặc biệt của Liên khu Đảng bộ X, số 3/ BC- LKU ngày 14-5-1949. Bản sao lục số 149/HG- SL ngày
                     28-5-1949 của Tỉnh ủy Hà Giang. Tài liệu lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang.


                                                                 59
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64