Page 67 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 67
nhiều kết quả có ý nghĩa, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, tiết kiệm và phục vụ
kháng chiến. Mỗi năm, đồng bào các dân tộc tham gia hàng chục vạn ngày công
phục vụ chiến dịch, xây dựng lán trại, vận chuyển hàng hóa cho bộ đội và các
cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, tích cực lập hũ gạo nuôi quân, mua
công phiếu kháng chiến. Trong năm 1948 nhân dân đã đóng góp cho quỹ kháng
1
chiến 1.481.489 đông , mua 120.600 đồng công phiếu kháng chiến. Năm 1949,
trong đợt vận động bán gạo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào đã bán cho
Nhà nước 139.295 kg thóc, 32.229 kg gạo và cả năm đã mua 550.400 đồng
công phiếu kháng chiến.
Trong sản xuất nông nghiệp, công tác thủy lợi, vận động giảm tô và tạm
cấp ruộng đất được triệt để thi hành để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích
nông dân đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao
năng suất và sản lượng lương thực.
Do những khó khăn đặc thù của một tỉnh miền núi, cho tới những năm
1949 – 1950 nạn đói vẫn tồn tại ở tỉnh ta, nhất là vào vụ giáp hạt. Tỉnh ủy xác
định, để khắc phục tình trạng đó pahir tích cực tăng gia, sản xuất (cấy thêm vụ,
trồng hoa mầu, cải tiến kỹ thuật canh tác để mở rộng diện tích canh tác, tăng
năng suất cây trồng... ); tiết kiệm lương thực (cấm nấu rượu và các mặt hàng từ
lương thực, giảm ăn uống trong ma chay, cưới xin, vận động nhân dân ăn độn);
điều hòa lương thực giữa các vùng (cho tự do buôn bán gạo, chống bệnh địa
phương chủ nghĩa chỉ giữa giá cả, ổn định ở địa phương mình). Đồng thời Đảng
bộ cũng vạch rõ: Tăng gia sản xuất là để đủ lương thực dự trữ phục vụ kháng
chiến song nó phải gắn chặt với việc cải thiện đời sống nhân dân; “Trong nhiệm
vụ chuyển mạnh sang phản công và tổng phản công, việc bồi dưỡng sức dân
lúc này là cần thiết, lực lượng dân được bồi dưỡng càng nhiều, việc vận động
2
dân chuyển sang tổng phản công càng mạnh” . Biện pháp để thực hiện chủ
trương này là: triệt để thực hiện giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất của đồn điền
Pháp và Việt gian cho dân nghèo, giúp đỡ phương tiện sản xuất cho nông dân,
chú ý xây dựng hợp tác xã, phát triển vệ sinh thường thức...
Thực tế cho thấy những chủ trương, phương hướng mà Đảng bộ tỉnh đã
vạch ra hoàn toàn đúng đắn, hợp với thực tiễn địa phương, động viên được
phong trào sản xuất, tiết kiệm của quần chúng và do vậy đã thực hiện nhanh,
nghiêm túc, mang lại những kết quả lớn.
Cuộc vận động giảm tô, tức, tạm cấp ruộng đất nhằm “làm cho người cày
có ruộng tiến tới kỹ nghệ hóa và xã hội hóa nông nghiệp” – thực sự là một cuộc
đấu tranh giai cấp rộng lớn trong nông thôn đã thu hút đông đảo quần chúng và
giành thắng lợi quan trọng. Cuối năm 1950, hầu hết các đồn điền vắng chủ, đất
hoang hóa đã được tạm giao cho các hộ nông dân; việc giảm tô được thực hiện
khá triệt để, ở các đồn điền Pháp trước đây địa tô giảm 80%, các loại đồn điền
khác giảm 25%, có nơi giảm tới 40% hoặc 50%.
1 . Giá gạo của Tuyên Quang lúc đó là 1.600 đồng/tạ.
2 . Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn tỉnh 4-1950. Tài liệu lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang. (Bản
sao tài liệu kho lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng)
67