Page 53 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 53

Ngày 7 và 8 -10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Thị xã Bắc Cạn,
                     Chợ Mới, Chợ Đồn ( Bắc Cạn), đồng thời cho binh đoàn bộ binh Bôphêr từ
                     Lạng Sơn kéo lên Cao Bằng, Bắc Cạn bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía
                     Bắc, binh đoàn hỗn hợp lính thủy đánh bộ và bộ binh thuộc địa của Commuynan
                     từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang bao vây Việt Bắc ở phía
                     Tây. Lực lượng dự bị của địch nằm sẵn ở các sân bay sẵn sàng nhảy dù xuống
                     những nơi phát hiện có cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

                            Phân  tích  ý  đồ  chiến  dịch  của  địch,  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  vạch  rõ:
                     “chúng định hợp quân ở Bắc Cạn tạo thành một cái ô bọc Việt Bắc, rồi chúng
                     cụp ô lại, khép chặt vòng vây, dưới đánh lên, trên đánh xuống, nhảy dù ở những
                     nơi nghi có cơ quan của Đảng và Chính phủ để lùng bắt, phá cho dược đầu não
                                                                                                 1
                     của cuộc kháng chiến. Sau đó chúng sẽ bình định nốt các vùng khác ”.
                     Được tin địch tấn công Việt Bắc, ngày 10-8-1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư
                    kêu gọi chiến sỹ, đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Ngày 15-10, Trung ương Đảng
                    ra chỉ thị pahir phá tan cuộc tấn công mùa đong của giặc Pháp, nêu rõ nhiệm vụ
                    của chúng ta lúc này là: phải làm cho địch thiệt hại nặng nề để không gượng dậy
                    được sau chiến dịch mùa đông này .
                                                           2
                            Ở vị trí trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, là chiếc cầu nối giữa vùng trung
                    du, đồng bằng Bắc Bộ với biên giới Việt – Trung, Tuyên Quang là một trọng
                    điểm  hành quân càn quét của quân Pháp. Từ mọi hướng, các cánh quân của địch
                    đều lấy Tuyên Quang làm hợp điểm.
                            Lúc này Đảng bộ và quân dân Tuyên Quang đã xác định nhiệm vụ hết sức
                    vinh quang và lớn lao là phải đánh và đánh thắng địch, bảo vệ an toàn cho Bác
                    Hồ, các cơ quan Trung ương, cơ sở kháng chiến của cả nước. Trên địa bàn tỉnh,
                    ngoài lực lượng tự vệ, dân quân, du kích tại chỗ chúng ta còn có hai tiểu đoàn
                    của Trung đoàn 112 Hà – Tuyên, 1 đại đội cảnh vệ. Về tương quan lực lượng,
                    địch tuy chiếm ưu thế về số lượng, vũ khí và kỹ thuật chiến đấu song chúng cũng
                    vấp phải khó khăn lớn là: chiến đấu trên địa hình rừng núi lạ, xa căn cứ, đội hình
                    bị trải rộng, kéo dài. Đây cũng chính là điểm yếu cơ bản của quân Pháp mà ta
                    cần lợi dụng để đánh, tiêu hao sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng.

                            Trước ngày địch tấn công lên Tuyên Quang, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã chỉ
                    đạo các cơ sở chuẩn bị kế hoạch tác chiến. Những vùng địch có thể hành quân
                    qua hoặc tấn công, nhân dân đều rút vào các lán trại bí mật trong rừng. Thị xã
                    Tuyên Quang đã triệt để tiêu thổ kháng chiến. Đồng bào giúp đỡ các cơ quan
                    Đảng, Chính phủ xây dựng các điểm đóng quân dự bị. Tại cuộc họp giữa Tỉnh ủy
                    và Ban chỉ huy Trung đoàn 112, một kế hoạch tác chiến đã được soạn thảo. Các
                    đơn vị của Trung đoàn 112 chịu trách nhiệm vận động bám sát các hướng hành
                    quân của địch, tổ chức những trận đánh lớn tiêu diệt chủ lực của chúng. Lực
                    lượng cảnh vệ và du kích, tự vệ của tỉnh một phần lo bảo vệ cơ quan lãnh đạo địa



                     1  . Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đọi nhân dân, Hà Nội, 1974,t.I, tr. 317.
                     2  . Xem Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam sơ thảo, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t.I (1920-1954) tr.559 và 560.


                                                                 53
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58