Page 48 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 48

hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đồng thời là thắng lợi của sự kết hợp hài hòa
                     giữa sức mạnh tổng lực của nhân dân đại phương với sự trợ giúp từ bên ngoài.

                            Bảo vệ, giữ vững chính quyền cách mạng, thành công đó đã tạo điều kiện,
                     khuyến khích đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động cải thiện tình hình
                     kinh tế, xã hội. Trong “Tuần lễ vàng” tổ chức từ ngày 17 đến ngày 24-9-1945
                     nhân dân các dân tộc đã quyên góp được 130 lạng vàng, 7.500 lạng bạc góp
                     phần xây dựng  nền tài  chính  quốc gia. Bên  cạnh đó, nhân dân  còn mua  một
                     lượng lớn công trái quốc gia, tự nguyện đóng góp “đảm phụ quốc phòng”, “quỹ
                     độc lập”...
                            Khắc phục nạn đói, trước mắt các kho thóc của địch được chia cho dân
                     nghèo, đồng thời tỉnh mở các cuộc lạc quyên, trưng thu lương thực dư thừa của
                     địa chủ, nhà giàu để cứu đói cho dân. Truyền thống đồng cam cộng khổ của
                     nhân dân được khởi dậy, khắp nơi đều tổ chức ngày “đồng tâm nhịn ăn”, lập hũ
                     gạo cứu đói. Bên cạnh các biện pháp trước mắt đó, Tỉnh ủy Tuyên Quang xác
                     định: biện pháp lâu dài, cơ bản để xóa bỏ nạn đói là phải tổ chức, động viên
                     nhân dân thực hiện khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng”, đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
                     Tuy phải cùng một lúc giải quyết nhiều công việc song chính quyền, đoàn thể
                     các cấp vẫn tích cực vận động nhân dân làm thủy lợi, mở rộng diện tích lúa và
                     hoa màu, đồng thời tìm cách hỗ trợ về mặt tài chính để đồng bào tăng gia sản
                     xuất.

                            Do chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp, sau Cách mạng Tháng Tám
                     hơn 90% số dân Việt Nam bị mù chữ, ở tỉnh Tuyên Quang con số này còn lớn
                     hơn  nhiều.  Nạn  dốt  trở  thành  một  thứ  giặc  nguy  hiểm  được  Đảng  bộ  Tuyên
                     Quang quan tâm giải quyết. Trong một thời gian ngắn, các lớp “bình dân học
                     vụ” đã lôi cuốn mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; các lớp học phổ thông bắt đầu được
                     xây dựng. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những người đã biết chữ hãy
                     dạy những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà
                     học cho biết, được quần chúng nhiệt tình hưởng ứng.
                            Bằng những nỗ lực phi thường, từ đầu năm 1946 trở đi tình hình chung
                     của tỉnh có bước chuyển khả quan: chính quyền cách mạng được giữ vững, củng
                     cố thêm về mọi mặt, nạn đói, nạn dốt bị đẩy lùi một bước quan trọng, sản xuất
                     nông nghiệp được khôi phục và có mặt phát triển hơn trước. Kết quả bước đầu
                     của cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt có ý nghĩa rất lớn. Nó không chỉ
                     đảm bảo sự ổn định của tình hình kinh tế, xã hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi
                     cho chúng ta xây dựng thực lực cách mạng để đối phó với kẻ thù, tạo điều kiện
                     cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia vào công tác quản lý
                     Nhà nước.

                            Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, dù phải đương đầu với nhiều khó
                     khăn, thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp là Đảng bộ
                     tỉnh, quân dân Tuyên Quang đã phát huy mạnh mẽ tinh thần cách mạng, làm chủ
                     quê hương, giải quyết tốt những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng. Trong hơn
                     một năm đó, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã được Tỉnh ủy Tuyên



                                                                 48
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53