Page 49 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 49

Quang vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể của một tỉnh miền núi. Chính điều
                     đó, kết hợp với tinh thần cách mạng, lòng yêu nước cảu nhân dân đã tạo nên sức
                     mạnh tổng hợp đưa phong trào cách mạng của tỉnh nhà đi lên, hòa nhập với
                     phong trào chung của cả nước, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống
                     thực dân Pháp xâm lược.


                        I-      TIÊU THỔ KHÁNG CHIẾN, CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG VÀ TRẬN
                                ĐỊA ĐÁNH ĐỊCH (12-1946-9-1947)


                     Không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, sau khi kéo quân vào miền Nam,
                     thực dân Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh.

                            Mặc dù đã ký với ta Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-7-1946
                     nhưng, bản chất đế quốc phản động, thực dân Pháp vẫn liên tiếp xâm phạm trắng
                     trợn  chủ quyền độc lập dân tộc của  ta. Ngày 20-11-1946  chúng ngang nhiên
                     đáng chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ vào Đà Nẵng. Ngày 17 và 18
                     -12-1946 chúng gây ra nhiều vụ khiêu khích ở Hà Nội, ra tối hậu thư đòi tước
                     khí giới lực lượng vũ trang của ta. Khả năng đàm phán hào bình giữa Chính phủ
                     Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp đã chấm dứt.
                            Trước tình hình trên, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu
                     gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 22-12-1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn
                     dân kháng chiến” nêu rõ mục đích cuộc kháng chiến của ta là giành độc lập dân
                     tộc, thống nhất đất nước. Đường nối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là:
                     Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Đáp lời kêu gọi của Bác, thực
                     hiện chỉ thị của Trung ương, tiếng súng kháng chiến đã vang lên ở mọi nơi. Bác
                     Hồ cùng các cơ quan Trung ương, các cơ sở kháng chiến rời Hà Nội về các vùng
                     chiến khu để tiếp tục chỉ đạo toàn dân kháng chiến.

                            Với địa thế hiểm yếu, phong trào cách mạng vững chắc và các vùng căn
                     cứ được xây dựng trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám vẫn được tiếp tục xây
                     dựng, Tuyên Quang trở thành một trong những trung tâm căn cứ địa của cách
                     mạng Việt Nam. Nằm lọt giữa chiến khu Việt Bắc, nhiệm vụ đặt ra cho Tuyên
                     Quang là phải phát huy thế mạnh của một tỉnh tự do, cùng cả nước kháng chiến,
                     đồng thời phải tích cực xây dựng, bảo vệ vững chắc các khu an toàn của Trung
                     ương, tạo điều kiện cho các cơ quan Trung ương và đồng bào tản cư đến địa
                     phương một cách thuận lợi, an toàn.
                            Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, Tỉnh ủy Tuyên Quang chủ trương
                     tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi đại bàn. Từ tháng 1 đến tháng 5-1947
                     tỉnh thành lập Ban huyện ủy lâm thời ở tất cả các huyện, tháng 9-1947 các Ban
                     huyện ủy được kiện toàn, một loạt các chi bộ ghép ra đời, tất cả các xã đều có
                     đảng viên tham gia các lãnh đạo chủ chốt.

                            Để thống nhất sự chỉ đạo chung, đầu năm 1947 tỉnh tiến hành sáp nhập
                     Ủy ban hành chính với Ủy ban kháng chiến thành Ủy ban kháng chiến hành



                                                                 49
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54