Page 47 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 47

Tạo điều kiện cho việc quản lý, chỉ đạo chung, Tỉnh kịp thời điều chỉnh
                     lại  địa  giới  hành  chính  của  các  châu,  phủ:  Tự  Do,  Kháng  Địch,  Hồng  Thái,
                     Khánh Thiện, Xuân Trường, Toàn Thắng, Quyết Thắng. Giữa năm 1946, công
                     việc này hoàn tất, toàn tỉnh có 5 huyện và 1 thị xã. Thông qua các cuộc bầu cử,
                     chính quyền nhân dân các cấp được tổ chức lại. Ngay trong giai đoạn này, công
                     tác tổ chức cán bộ đã quán triệt và thể hiện được chính sách dân tộc của Đảng.
                     Điều đó vừa làm cho chính quyền địa phương được củng cố, vừa góp phần xây
                     dựng bộ máy lãnh đạo chung của cả nước.

                            Ngày  6-1-1946,  cùng  cả  nước,  nhân  dân  các  dân  tộc  Tuyên  Quang  đã
                     hăng hái tham gia cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Giữa
                     lúc thù trong, giặc ngoài đang câu kết, tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng,
                     cuộc tổng tuyển cử được tổ chức có ý nghĩa to lớn và thực là một cuộc đấu tranh
                     giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt. Đảm bảo thắng lợi của cuộc bầu
                     cử, nhiều cán bộ, tổ chức bà con đi bỏ phiếu. Đại diện cho đồng bào các dân tộc
                     trong tỉnh, đồng chí Tạ Xuân Thu (Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang) và ông Ma
                     Văn kinh đã được bầu vào Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng
                     hòa.
                            Để bảo vệ, củng cố chính quyền và tăng cường sức mạnh của cách mạng,
                     lực lượng vũ trang, đang được sự ủng hộ tích cực của nhân dân từng bước được
                     xây dựng. Đến đầu năm 1946 toàn tỉnh đã có 3 chi đội vệ quốc quân, 1 đại đội
                     cảnh vệ, mỗi huyện có 1 trung đội du kích tập trung, mỗi xã có 1 trung đội du
                     kích bán thoát ly, riêng Thị xã Tuyên Quang có 1 đại đội tự vệ.

                            Cuối tháng 8-1945, bon quản Ván, quản Lộc đã nổi lên hoạt động phỉ giết
                     hại cán bộ, nhân dân ta ở Lục Yên (Yên Bái). Lúc này Yên Bái còn đang lo đối
                     phó với quân Tưởng và Quốc dân Đảng, do vậy Tỉnh ủy Tuyên Quang được
                     giao tạm thời phu trách giải quyết các vấn đề ở huyện Lục Yên. Lực lượng vũ
                     trang Tuyên Quang đã sát cánh cùng quân dân Lục Yên tiễu trừ phỉ quản Ván,
                     quản Lộc.
                            Đối phó với quân Tưởng, trong thời gian chúng đóng quân tại địa phương,
                     ta mềm mỏng, hết sức tránh xung đột, triệt để thực hiện chủ trương Hoa – Việt
                     thân thiện của Trung ương đồng thời bằng nhiều biện pháp làm mất cơ sở xã hội
                     của bọn Quốc dân Đảng, không cho bọn này dựa vào thế quân Tưởng để chống
                     phá ta. Tại Thị xã Tuyên Quang và huyện Yên Bình ta vừa cấp lương thực nhỏ
                     giọt cho quân Tưởng, vừa huy động quần chúng, có sự hỗ trợ của dân quân, tự
                     vệ tổ chức các cuộc mít tinh, biểu dương lực lượng thị uy quân Tưởng. Đồng
                     thời, do làm tốt công tác dân vận, ta còn tranh thủ được sự ủng hộ của người
                     Hoa. Có sách lược đấu tranh đúng đắn, ta đã giành được thắng lợi trong cuộc
                     đấu  tranh  bảo  vệ  chính  quyền  cách  mạng:  Quân  Tưởng  phải  rút  khỏi  Tuyên
                     Quang, bọn Quốc dân Đảng không cắm rễ được vào địa phương, các tổ chức
                     phản động và ổ nhóm thổ phỉ bị phá tan ngay từ trong trứng nước. Đó chính là
                     thắng lợi của việc vận dụng sát hợp đường lối, chính sách chung của Đảng vào






                                                                 47
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52