Page 42 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 42
Đảng đã được các cán bộ trung kiên của Đảng chuyển tải đến nhân dân, tạo
thành sức mạnh vật chất của phong trào cách mạng địa phương. Mặc dù cuối
năm 1942 đầu năm 1943 phong trào cách mạng địa phương bị địch tập trung
khủng bố, song do giữ vững được đường dây liên lạc với Trung ương, sau một
thời gian ngắn tạm lắng, phong trào cách mạng lại tiếp tục phát triển đúng
hướng. Liên tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng, phân khu Nguyễn Huệ đã quán triệt sâu
sắc đường lối chung của Đngr, vận động, tổ chức nhân dân thành một lực lượng
cách mạng đông đảo, thống nhất, đưa phong trào cách mạng đại phương loán
mạnh qua từng thời kỳ. Những cán bộ lãnh đạo trực tiếp phong trào cách mạng ở
địa phương đã kịp thời chớp lấy thời cơ, chọn đúng điểm yếu nhất của địch để
mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh, phát triển theo
đúng tư tưởng chỉ đạo của Trung ương là khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng
khởi nghĩa.
b) Vận dụng sáng tạo đường lối quần chúng của Đảng vào tình hình cụ
thể của địa phương, xây dựng, củng cố khối đoàn kết và phát huy được truyền
thống yêu nước của đồng bào các dân tộc là yếu tố quyết định trực tiếp thành
công của phong trào cách mạng Tuyên Quang
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Ngay từ khi mới ra đời Đảng ta
đã chỉ rõ quần chúng là người quyết định sự thành bại của cách mạng, lực lượng
nòng cốt của cách mạng Việt Nam chính là đông đảo nhân dân lao động với trụ
cột là liên minh công nông, do vậy công tác vận động quần chúng được coi là
mấu chốt trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ở Tuyên
Quang, từ lúc phong trào được xây dựng cũng là lúc đường lối vận động quần
chúng của Đảng được thực hiện một cách triệt để với nhiều hình thức phong
phú, linh hoạt, sáng tạo, hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai
đoạn, và theo đó các tổ chức quần chúng lần lượt ra đời, phát triển, trưởng thành
trong quá trình vận động của cách mạng, tạo thành sức mạnh vô địch của cách
mạng.
Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tin ở dân, dựa vào dân, đấu
tranh vì lợi ích thiết thực của dân, thông qua việc lập các tổ chức cứu quốc của
quần chúng ở tất cả các địa bàn, các dân tộc, cán bộ của Đảng đã đưa nhân dân
đến với Đảng, với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Lòng yêu nước, căm
thù giặc, truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đồng bào các dân tộc
đã được khởi dậy, phát huy trên mọi bước tiến cảu cách mạng và được chuyển
hóa thành sức mạnh vật chất dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng.
Được tôi luyện qua đấu tranh cách mạng, khối đoàn kết dân tộc ngày càng được
củng cố vững chắc. Mặc dù kẻ thù dùng nhiều thủ đoạn để chia rẽ các dân tộc,
các tầng lớp xã hội, song với tinh thần kiên quyết, bền bỉ, bằng nhiều con
đường, nhiều hình thức, cán bộ của Đảng đã truyền bá rộng rãi các chủ trương,
đường lối của Đảng. Mục tiêu giải phóng dân tộc của Đang không chỉ thu hút
lực lượng chủ lực của cách mạng là công nhân và nông dân mà còn có cả các
42