Page 40 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 40

giao nộp cho quân Đồng Minh do vậy không thể nộp toàn bộ được, chúng xin
                     nộp số vũ khí lấy được của Pháp hồi đảo chính tháng 3 – 1945, số còn lại phải
                     chờ hỏi ý kiến cấp trên.

                            Trước thái độ ngoan cố của Nhật, quân ta tiếp tục vây chặt, không cho
                     chúng ra khỏi thành để mua nhu yếu phẩm. Đêm 18-8, một toán quân Nhật từ
                     Đoan Hùng (Phú Thọ) kéo lên tới Cầu Chả thì bị ta chặn đánh, chúng vội vã mở
                     đường máu chạy thoát vào thành. Sáng 19-8 cánh quân Nhật từ Hà Giang về tới
                     Ỷ La thì bị ta chặn đánh. Được tin có tiếp viện, quân Nhật trong thành trở mặt,
                     nổ súng vào các vị trí của ta, đồng thời cho một bộ phận liều mạng đánh ra ngoài
                     hòng mở đường đón bọn đến từ Hà Giang. Bị ta đánh trả quyết liệt, chúng phải
                     quay lại cố thủ trong thành.
                            Thái độ lật lọng của quân Nhật buộc ta phải hành động kiên quyết hơn.
                     Ngày 20-8 một cuộc mít tinh, tuần hành lớn lại được tổ chức, quân ta nổ súng đe
                     dọa tấn công vào thành. Trước tình thế vây hãm hoàn toàn bất lợi, có khả năng
                     bị tiêu diệt, bon Nhật lại xin điều đình. Lúc này ta nhận được tin khởi nghĩa
                     giành chính quyền ở Hà Nội đã thắng lợi, quân Nhật đã đầu hàng và xin ta mở
                     đường cho chúng rút quân từ Hà Giang và Tuyên Quang về Hà Nội, quân Đồng
                     Minh đang chuẩn bị kéo vào nước ta để tước khí giới quân Nhật, theo sau chúng
                     là bon phản động. Để nhanh chóng giải quyết vấn đề quân Nhật, sẵn sàng đối
                     phó với tình hình mới, ta chấp thuận điều kiện đầu hàng của quân Nhật và cho
                     phép chúng rút về Hà Nội có mang theo một số vũ khí tượng trưng.

                            Ngày 21-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa vào trại lính Nhật tiếp nhận sự đầu
                     hàng  của  chúng.  Cùng  ngày,  quân  Nhật  cũng  rút  khỏi  Tuyên  Quang.  Thị  xã
                     Tuyên Quang được giải phóng đánh dấu mốc thắng lợi hoàn toàn của cuộc đấu
                     tranh giành độc lập, tự do của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang.
                            Sáng  ngày  22-8-1945, Thị  xã  Tuyên Quang  sôi  động  không khí  tự  do,
                     cách mạng, cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ được giương cao ở khắp nơi. Một cuộc mít
                     tinh lớn được tổ chức tại sân vận động thị xã. Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh
                     Tuyên Quang do đồng chí Nguyễn Công Bình làm chủ tịch ra mắt trước hàng
                     vạn đồng bào.

                            Sau gần 6 tháng diễn ra hết sức khẩn trương, tới ngày 22-8-1945 quá trình
                     khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang đã thắng lợi hoàn toàn, đóng góp
                     quan trọng cho thành công rực rỡ của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ
                     đại của dân tộc ta.
                            Tuyên Quang là một tỉnh tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền sớm
                     nhất nước. Là một tỉnh miền núi, có địa hình thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ
                     địa,  nhân  dân  có  truyền  thống  đoàn  kết,  yêu  nước, tuyệt  đối  trung  thành  với
                     Đảng, với cách mạng, có phong trào cách mạng sâu rộng và những điểm căn cứ
                     được  xây  dựng  từ  trước,  khởi  nghĩa  giành  chính  quyền  nổ  ra  sớm, thắng  lợi
                     nhanh chóng; đó là những yếu tố quyết định làm cho Tuyên Quang trở thành thủ
                     đô của Khu giải phóng – hình ảnh thu nhỏ của một nước Việt Nam mới – trung





                                                                 40
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45