Page 35 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 35

Châu Tự Do ra đời (bao gồm phần lớn vùng thượng huyện Sơn Dương)
                     nhanh chóng trở thành căn cứ, trung tâm lãnh đạo quá trình khởi nghĩa giành
                     chính quyền trong toàn tỉnh và các vùng phụ cận. Từ đây, cứu quốc quân và các
                     đội tự vệ chia thành nhiều mũi tỏa đi các hướng hỗ trợ, lãnh đạo nhân dân nổi
                     dậy cướp chính quyền, mở rộng vùng giải phóng.

                            Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5-1945 lực lượng của các đồng chí Lê Dục
                     Tôn, Kim Ngọc, Đắc Dũng liên lạc được với nhau, lần lượt hạ đồn Thiện Kế, Vi
                     Lăng (Tam Đa) giải phóng toàn bộ vùng trung, hạ huyện Sơn Dương. Ngày 15-
                     5-1945 châu Kháng Địch được thành lập bao gồm các xã trung hạ huyện Sơn
                     Dương và một phần các huyện Lập Thạch, Đoan Hùng (Phú Thọ).
                            Từ châu Tự Do, đồng chí Tạ Xuân Thu và Nguyễn Công Bình đưa quân
                     đi giải phóng Chợ Chu (Thái Nguyên) rồi vòng về hợp với lực lượng của đồng
                     chí Lê Thùy, Tô Vũ giải phóng Chiêm Hóa, Na Hang. Đầu tháng 6-1945, khởi
                     nghĩa giành chính quyền thành công ở Na Hang, châu Xuân Trường ra đời. Tại
                     Chiêm Hóa, ngày 29-3 nhân dân xã Kiên Đài nổi dậy cướp chính quyền; ngày 9-
                     4 sau khi đã giải phóng Kim Bình, Vinh Quang... quân cách mạng vượt sông
                     Gâm đánh chiếm châu lỵ Chiêm Hóa; ngày 16-4 ta giải phóng Ngọc Hồi, hạ đồn
                     Đài Thị...; trung tuần tháng 5-1945 chính quyền cách mạng đã làm chủ hoàn
                     toàn bộ huyện Chiêm Hóa. Ngày 12-5-1945 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức
                     tại phố Chinh (Vinh Quang), châu Khánh Thiện được thành lập bao gồm toàn bộ
                     huyện Chiêm Hóa và các tổng: Phù Loan, Yên Lũng (Hàm Yên), Sơn Đô, Yên
                     Lĩnh (vùng thượng huyện Yên Sơn).

                            Tại Yên Sơn, được sự ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ của vùng tự do, các Ban
                     Việt minh xã đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy phối hợp cùng lực lượng vũ trang từ
                     Sơn Dương sang đè bẹp những ổ kháng cự cuối cùng của địch. Ngày 12-5 đại
                     biểu dân tộc các xã họp tại làng Chạp (Trung Sơn) đã quyết định thành lập châu
                     Hồng Thái gồm 2 tổng Bình Ca và Kim Quan với 12 xã, 2 động người Dao và
                     Cao Lan.
                            Ở Hàm Yên, các đội tự vệ địa phương cùng lự lượng vũ trang từ Chiêm
                     Hóa sang đã đi đầu, hỗ trợ quần chúng vùng lên cướp chính quyền. Ngày 15-5-
                     1945 phủ Toàn Thắng được thành lập bao gồm phần lớn huyện Hàm Yên, một
                     phần huyện Yên Bình và các xã: Thăng Quân, Tứ Quận, Chiêu Yên, Xuân Vân,
                     Trung Trực của Yên Sơn.

                            Tại Yên Bình: Tháng 4-1945, từ Chiêm Hóa, lực lượng do đồng chí Trần
                     Thế Môn chỉ huy phát triển qua Hàm Yên, sang Yên Bình, đóng quân tại chợ
                     Ngọc rồi phát triển ra các xã thuộc huyện Yên Bình. Sau đó, cử đồng chí Quyết
                     Tâm phối hợp cùng các đồng chí Hoàng Văn Xuân, đồng chí Kiên giải phóng
                     huyện lỵ Yên Bình vào cuối tháng 5-1945. Khi quân Nhật và tay sai kéo vào
                     chiếm lại huyện lỵ Yên Bình, quân dân ta đã phối hợp bao vây, cô lập địch buộc
                     chúng phải rút lui.
                            Như vậy, sau gần 3 tháng khẩn trương, hành động kiên quyết, tới ngày
                     22-5-1945 ta đã giải phóng được hầu hết các địa phương trong tỉnh; sức mạnh



                                                                 35
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40