Page 33 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 33
IV – KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn
cuối. Ở châu Âu, số phận của phát xít Đức chỉ còn tính trong tình ngày. Ở châu
Á – Thái Bình Dương, phát xít Nhật liên tục bị quân Đồng Minh tấn công.
Để độc chiếm Đông Dương, tiếp tục theo đuổi chiến tranh và loại trừ mối
lo bị quân Pháp đánh úp sau lưng khi Đồng Minh tiến vào Đông Dương, ngày 9-
3-1945, quân Nhật nổ súng tiến hành đảo chính hất cẳng Pháp ở Đông Dương.
Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền của cách mạng Việt Nam ngày càng chín
muồi. Ngày 12-3-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong cả
nước làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa đang tới gần.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chớp lấy thời cơ, dưới sự lãnh đạo của
các cán bộ Đảng, ở nhiều địa phương, nhan dan đã dũng cảm đứng lên. Cao trào
Kháng Nhật bùng nổ và càng lan rộng. Cùng cả nước, Tuyên Quang cũng bước
vào thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền ở từng địa phương tiến tới giành chính
quyền trong toàn tỉnh.
1.Khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện. Chiến đấu bảo vệ Khu
giải phóng
Nghe tin Nhật đảo chính, ngay đêm 9-3-1945 quân Pháp và bọn tay sai
hốt hoảng bỏ chạy khỏi Thị xã Tuyên Quang. Tỉnh lỵ Tuyên Quang bị bỏ ngỏ
trong 3 ngày, chính quyền bị tê liệt. Tuy nhiên do còn sự chuẩn bị mọi mặt cho
cuộc khởi nghĩa nên lực lượng cách mạng ở đây đã để lỡ cơ hội giành chính
quyền.
Ngày 11-3, quân Nhật từ Phú Thọ kéo lên chiếm đóng Thị xã Tuyên
Quang, dựng lên chính quyền tay sai dựa trên bộ máy cai trị cũ của Pháp.
ở thời điểm đó, tuy chưa nhận được chỉ thị mới của Trung ương, song căn
cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, chủ trương chung của Đảng, Ban lãnh
đạo phân khu Nguyễn Huệ đã quyết định hành động.
Ngày 10-3-1945, tại khu rừng Khuôn Kẹn (xã Tân Trào) dưới sự chủ tọa
của đồng chí Song Hào, Phân khu ủy phân khu Nguyễn Huệ đã họp và nhận
định: biến động tình hình địch trong khu và các vùng phụ cận cho thấy, có thể
Nhật đã đảo chính Pháp, thời cơ đã đến, cần nhanh chóng, mạnh dạn hành động
“bắt mạch” xem phản ứng của địch, nếu thuận lợi sẽ mở rộng hoạt động tiến lên
giành chính quyền. Xã Thanh La (Minh Thanh – Sơn Dương) được chọn làm
nơi “bắt mạch” đầu tiên đối với chính quyền địch. Tư tưởng chủ đạo của cuộc ra
1
quân là phải chắc thắng để gây thanh thế cho ta .
1 . Song Hào: Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, tr. 38.
33