Page 29 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 29
thành lập đầu năm 1942 ở Khuôn Kẹn (Khuổi Kịch – Sơn Dương ), đến đầu năm
1943, các đội tự vệ vũ trang đã ra đời ở hầu hết các địa bàn trong khu căn cứ.
Tuy chỉ ít người và vũ khí thô sơ nhưng các đội vũ trang đã có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ cán bộ, giữ vững giao thông liên lạc,
hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng. Ở nhiều xã, tuyệt đại
bộ phận bà con đều tham gia các tổ chức cứu quốc như xã Trung Sơn, Trung
Minh, Hùng Lợi (Yên Sơn), Bình Dân, Lũng Tẩu, Ngòi Nho, Ao Búc, Khuôn
Đào (thuộc Sơn Dương). Tại nhiều xã đó, Ban Việt Minh được thành lập, giải
quyết mọi vấn . Chính quyền của địch hoàn toàn rệu rã và hoang mang, dao
động.
Tháng 5-1943, Cứu quốc quân đã bắt liên lạc với Xứ ủy, đồng thời đường
dây liên lạc với Trung ương ở miền xuôi cũng được nối liền. Từ đây phong trào
lan rộng nhanh chóng, Mặt trận Việt Minh thu hút mọi tầng lớp quần chúng. Với
chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng, phong trào không chỉ bó hẹp trong
đồng bào Dao mà còn được xây dựng, phát triển tới đồng bào Kinh, Tày và bà
con các dân tộc thiểu số khác... Thêm nhiều xã có Ban Việt Minh, bọn chánh
tổng, lý trưởng tuy vẫn nằm trong bộ máy thống trị nhưng phải chịu phục tùng
chính sách của Việt Minh.
Cuối năm 1943, hai cánh quân Nam tiến và Bắc tiến gặp nhau tại xã
Nghĩa Tá (huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn). Đây là dấu mốc quan trọng trong quá
trình hình thành căn cứ địa Việt Bắc, tạo những nhân tố thuận lợi cho sự ra đời
của Khu giải phóng sau này.
Tháng 11-1943, lãnh đạo Cứu quốc quân quyết định chọn vùng núi Hồng
(Sơn Dương) làm địa bàn xây dựng căn cứ, lấy đây làm bàn đạp để phát triển cơ
sở ra xung quanh. Thực hiện chủ trương này, hàng loạt các cơ sở cách mạng
được xây dựng ở các xã: Hợp Thành, Trung Yên, Bình Yên, thôn Kháng Nhật,
thôn Trúc Khê... (thuộc huyện Sơn Sương), xã Chiêu Yên, Quý Quân, Kiến
Thiết, Trung Trực, Kim Quan (thuộc huyện Yên Sơn). Tại khu căn cứ cũ của
Cứu quốc quân (Khuân Đào, Ao Búc, Khuôn Trút – Sơn Dương) diễn ra hai
cuộc mít tinh lớn của nông dân. Trong những cuộc mít tinh đó, các cán bộ cách
mạng đã diễn thuyết vạch tội ác của giặc và phổ biến điều lệ, chính sách của Mặt
trận Việt Minh.
Phong trào quần chúng phát triển, lực lượng Cứu quốc quân ngày càng
lớn mạnh, đòi hỏi sự tổ chức và chỉ huy chặt chẽ. Được sự đồng ý củ Trung
ương, ngày 25-2-1944, Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập tại Khuổi
Kịch (Tân Trào – Sơn Dương). Đồng thời, do địa bàn ảnh hưởng của Việt Minh
mở rộng nhanh chóng, Trung ương quyết định lấy sông Cầu làm ranh giới chia
vùng căn cứ đại thành hai phân khu: Phân khu A (gọi là phân khu Quang Trung)
gồm: Bắc Sơn, Võ Nhai, Yên Thế và một phần huyện Đồng Hỷ; phân khu B
(gọi là phân khu Nguyễn Huệ) gồm: một phần huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Định
Hóa (Bắc Cạn), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) và Chợ Đồn (Bắc Thái).
Cả hai phân khu đều nằm trong chiến khu II. Sau sự kiện này, Việt Minh phát
29