Page 27 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 27
Cuối năm 1941, lực lượng Cứu quốc quân đã xây dựng được cơ sở Việt
Minh tại một vùng rộng lớn trải dài từ Phú Lương, Đại Từ, chợ Chu ( Thái
Nguyên ) đến Sơn Dương, Chiêm Hóa ( Tuyên Quang ) lên Bản Mương, Bản
Tạt ( vùng Ba Bể ). Được sự lãnh đạo, khuyến khích của cán bộ Việt Minh, bà
con vùng núi Hồng đã làm đơn khiếu nại với công sứ tỉnh về tình hình thuế má
ngặt nghèo, đấu tranh đòi làm nương, không bán vừng cho Pháp...
Trong khi phong trào cách mạng ở vùng núi phía đông Tuyên Quang đang
được xây dựng, phát triển nhanh chóng thì phong trào tại thị xã và các vùng lân
cận bị bọn thực dân và tay sai tập trung đánh phá, khủng bố, chịu nhiều tổn thất.
Trong quá trình phát triển, nhân rộng cơ sở các mạng tại soi Sính và soi
Hồng Lương, vì thiếu cảnh giác, không thẩm tra kỹ, nên phần tử xấu lọt vào
hàng ngũ cách mạng, do đó quần chúng ở hai soi bị lộ. Ngày 15-2-1942, địch
bao vây khu vực soi, bắt đi 11 người, sau đó 15 ngày lại bắt thêm 6 người nữa.
Trong 11 người bị địch tra tấn dã man và chịu cảnh tù đầy cực khổ, 10 người đã
chết. Sự hi sinh của các đồng chí đã tác động vô cùng sâu sắc tới các tầng lớp
nhân dân, thổi bùng trong họ lòng căm thù và ý chí quyết tâm đấu tranh chống
bọn cướp nước và bè lũ bán nước.
Thấy rõ trung tâm của phong trào các mạng ở Thị xã Tuyên Quang là Mỏ
than, thực dân Pháp xiết chặt vòng kiểm soát, chúng tập trung công nhân vào
một khu gọi là “làng công nhân” và cử lý trưởng để dễ bề kiểm soát. Chúng phát
phiếu mua hàng trong phạm vi mỏ thay tiền mặt để giữ chân công nhân. Thâm
độc hơn chúng cho mở sòng bạc, xây miếu, đền, lôi kéo công nhân vào con
đường cờ bạc, mê tín, làm cho họ lãng quyên đấu tranh. Bên cạnh đó chúng
thẳng tay vây bắt, tra tấn dã man những người chúng nghi là đảng viên cộng sản
và cơ sở cách mạng.
Để bào toàn lực lượng của phong trào, tiếp tục đấu tranh với địch, một số
cán bộ của Xứ ủy công tác ở mỏ than và vùng lân cận đã chuyển hướng công tác
về vùng nông thôn. Thời kỳ này địch tổng khủng bố phong trào cách mạng trong
phạm vi toàn quốc, chúng giăng lưới kiểm soát đến tận vùng xa xôi, hẻo lánh,
đặc biệt trên các tuyến đường. Cuối năm 1942, đồng chí Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc
Kỳ kiêm Bí thư khu D đã bị giặc bắt.
Sau đó một thời gian, đồng chí Thại ( tức Lê Đồng ) - Ủy viên Ban cán sự
cũng bị bắt ở chợ Khổng ( Sơn Dương).Đầu năm 1943, đồng chí Trương Đình
Dần ( tức Điều) – Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh bị bắt ở Sóc Đăng ( Đoan Hùng –
Phú Thọ ). Tiếp đó, mật thám Pháp bắt đồng chí Lương Quang Mai ở Mỏ than
thu ược một số tài liệu như: Báo Cờ giải phóng, Cứu quốc, Chặt xiềng... Trong
nhà tù, có đồng chí đã không tỉnh táo, vững vàng trước đòn tra tấn dã man và thủ
đoạn thâm độc của địch nên đã làm lộ đồng chí mình. Thực dân Pháp đưa lực
lượng cảnh sát đặc biệt từ Hà Nội lên tiếp tục khủng bố phong trào cách mạng
tại Thị xã Tuyên Quang. Một số đảng viên và quần chúng tiếp tục bị địch bắt,
giam cầm. Phong trào cách mạng ở Thị xã Tuyên Quang bị tổn thất lớn. Sau
những tổn thất này, Chi bộ Mỏ than và Ban cán sự Đảng tỉnh đã bị tan vỡ;
27