Page 23 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 23
ứng kịp với bước phát triển của phong trào. Trước tình hình đó, Xứ ủy Bắc Kỳ
đã tăng cường cán bộ cho địa phương. Tiếp tục chủ trương của Trung ương
Đảng, trên cơ sở Chi bộ Mỏ than với số đảng viên bổ sung, Ban cán sự Đảng
Tuyên Quang được thành lập giữa năm 1941, gồm 3 đồng chí: Trương Đình Dần
(tức Điều ) được chỉ định làm Bí thư Ban cán sự, Đào Văn Thại (tức Lê Đồng,
tức Chính) và Đỗ Thị Đức ( tức Được ) là ủy viên. Ban cán sự Đảng tỉnh chịu
trách nhiệm xây dựng phong trào không chỉ ở Tuyên Quang mà còn ở Hà Giang
và một số huyện thuộc Phú Thọ (nay thuộc Vĩnh Phúc).
Ngay từ khi ra dời, Ban cán sự đã chủ trương củng cố những cơ sở đã có,
xây dựng, phát triển các cơ sở mới, vạn động đấu tranh để rèn luyện và tập hợp
quần chúng. Từ những nhân mối cũ, các đường dây liên lạc được thiết lập trong
binh lính khố xanh, khố đỏ, tầng lớp tiểu thương, công nhân đoàn thuyền sắt,
1
thuyền gỗ, xà lan...nông dân ấp Đồng Cả, xóm Nhà Thờ (xã Tân Long ), đồng
2
3
bào xã Hùng Lợi ), đồng bào Cao Lan xã Phú Lâm , vùng Trạm Thản (nới giáp
ranh giữa Tuyên Quang và Phú Thọ)...
Trong 3 năm (1937 – 1940), phong trào cách mạng ở Tuyên Quang dã trải
qua thời kỳ gây dựng cơ sở, tập hợp và tổ chức lực lượng. Mặc dù mầm mống
cách mạng xuất hiện muộn so với nhiều tỉnh khác, song phong trào đấu tranh ở
Tuyên Quang phát triển nhan và vững chắc bởi mâu thuận xã hội găy gắt, làn
sóng đấu tranh của nhân dân miền xuôi và các tỉnh lân cận vang dội đến Tuyên
Quang, tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp quần chúng khiến đông đảo đồng
bào lao khổ đều mong muốn bước vào cuộc đấu tranh tự giải phóng. Hơn nữa
lúc này các cán bộ, đảng viên tới Tuyên Quang hoạt động trong điều kiện Đảng
ta đã lớn mạnh và được rèn luyện qua nhiều cuộc diễn tập quan trọng, do đó các
đồng chí không lung túng về đường hướng, phương pháp cách mạng và đã vận
dụng những những kinh nghiệm quý báu tích lũy được qua các cuộc đấu tranh
trên nhiều địa bàn trong cả nước vào quá trình vận động cách mạng ở Tuyên
Quang, làm cho quá trình đó diễn ra thuận lợi, tránh được tổn thất cho quần
chúng.
Thành quả của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn cách mạng này là sự
lớn mạnh của phong trào công nhân Thị xã Tuyên Quang và sự ra đời của Chi
bộ Mỏ than, Những thành quả đó đặt nền móng cơ bản, vững chắc cho phong
trào cách mạng ở Tuyên Quang bước vào thời kỳ mới đầy khó khăn, thử thách
ác liệt – thời kỳ mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tiếp tục xây dựng lực lượng, chuẩn
bị mọi điều kiện tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi ảnh
hưởng, tiếp tục xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh.
2
1 , , Những xã này thuộc huyện Yên Sơn
3 .
23