Page 21 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 21
Tại nước ta, để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp áp
dụng chính sách kinh tế thời chiến, bóc lột nhân dân hết sức tàn bạo, chúng đẩy
mạnh bắt phu, bắt lính, đem tính mạng người Việt ném vào lò lửa của cuộc
chiến tranh tàn khốc. Đồng thời với các chính sách phản động, bọn “phát xít
quân nhân thuộc địa” đã điên cuồng chống phá cách mạng. Chúng truy lùng cán
bộ, đảng viên, đàn áp phong trào quần chúng hòng dập tắt làn sóng đấu tranh
của nhân dân Việt Nam đang dâng lên mạnh mẽ.
Trước tình thế đó, ngày 6-11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ sáu đã họp tại Bà Điểm (Gia Định ). Hội nghị khẳng định: “... cuộc
khủng hoảng kinh tế, chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh... sẽ nung nấu
cách mệnh giải phóng Đông Dương nổ bùng và tiền đồ cách mệnh giải phóng
1
Đông Dương nhất định sẽ quang minh rực rỡ” . Hội nghị chủ trương “... phải kịp
thời chuyển hướng hoạt đọng bí mật. Hoạt động bí mật không phải là nằm im
trước sự khủng bố của giặc. Đảng vẫn phát triển lực lượng, đoàn kết rộng rãi các
tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc để đánh bại kẻ thù của dân tộc là chủ nghĩa đế
2
quốc phát xít...” . Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận phản đế).
Sự chuyển hướng về đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng ta
tại Hội nghị Trung ương sáu phản ánh tình thế cách mạng trong nước đã đến.
Muốn có thực lực cách mạng phải xây dựng được cơ sở trong các giai tầng xã
hội, phát triển lực lượng đồng đều ở mọi địa bà, nông thôn cũng như thành thị.
Sau những đợt khủng bố của quân thù, công tác củng cố hệ thống tổ chc]s của
Đảng, phát triển đảng viên và cơ sở Đảng là nhiệm vụ cấp bách và hết sức nặng
nề. Đồng thời, vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tới vùng sâu vùng xa, có
nhiều đồng bào thiểu số, nơi đông đảo thợ thuyền phải được đặc biệt chú trọng.
Ở Tuyên Quang, mặc dù phong trào đấu tranh của nhân dân thị xã đã phát
triển, cơ sở quần chúng được mở rộng song chưa có tổ chức cộng sản lãnh đạo
trực tiếp và thống nhất. Tình hình đó gây trở ngại cho lực lượng cách mạng ở địa
phương trong điều kiện thực dân Pháp đã trở mặt không thực hiện cam kết với
công nhân. Không khí xã hội căng thẳng do những hoạt động ráo riết của bọn
mật thám và chính sách tổng động viên nhân lực, vật lực cho chiến tranh được
thực dân Pháp triệt để thi hành ở Tuyên Quang.
Nắm vững chủ trương của Trung ương Đảng, đánh giá đúng thực trạng và
yêu cầu cấp bách của phong trào cách mạng địa phương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết
định thành lập chi bộ Đảng ở Tuyên Quang để trực tiếp chịu trách nhiệm lãnh
đạo phong trào cách mạng trong tỉnh. Ngày 20 – 3 – 1940, lễ thành lập Chi bộ
Mỏ than được tổ chức tại nhà đồng chí Cả Kiến (tức Ninh Văn Kiến). Đồng chí
Đào Duy Kỳ, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ đã thay mặt Xứ ủy công nhận và giao
1 . Văn kiện Đảng 1930 – 1945, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, t.III,
tr.54,55.
2 . Văn kiện Đảng 1930 – 1945, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, t.III,
tr.54,55.
21