Page 17 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 17
khống chế được toàn bộ thị trường. Lúc này người Pháp hoàn toàn độc quyền
buôn bán muối, rượu, thuốc phiện và ngoại thương nên hoạt động kinh doanh
của tư sản người Việt ở Tuyên Quang bị chèn ép lớn. Thuộc loại tư sản nhỏ, họ
ít nhiều có tinh thần dân tộc, có thái độ không hòa hợp với chính sách độc quyền
và o ép của Pháp.
Tư sản ở Tuyên Quang có nhiều tầng lớp: Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ
gồm những người hoạt động dịch vụ và làm nghề thủ công như thợ may, chủ
hiệu đóng giày, cắt tóc và buôn bán nhỏ...Đời sống của họ rất bấp bênh do giá
cả đắt đỏ, thuế khóa nặng nề và đặc biệt là sự chèn ép của giai cấp tư sản. Tầng
lớp viên chức, trí thức là những người làm trong các cơ quan của thực dân Pháp
và tay sai. Đó là những ông thông, ống phán, thừa phái, thầy ký, thầy thuốc, giáo
viên. Tầng lớp này ăn lương của giai cấp thống trị, ràng buộc kinh tế với bộ máy
cai trị Pháp. Mặc dù có nguồn thu nhập cao hơn so với người lao động, nhưng
họ vẫn nơm nớp lo thất nghiệp và cảm nhận được nỗi tủi nhục trước sự đối xử
bất công của bọn thực dân. Phần lớn họ nhận ra bộ mặt phản động của bọn Pháp
và tay sai, họ có quan hệ gần với nhân dân lao động, đồng thời có điều kiện tiếp
thu cái mới, nhất là những tư tưởng cách mạng. Những địa chủ người Việt ở
Tuyên Quang phần lớn xuất thấn từ nông dân miền xuôi lên. Do tháo vát, có
kinh nghiệm tổ chức canh tác...nên đời sống của họ nhanh khấm khá lên, họ tậu
ruộng, thuê tá điền, dần dần phát triển thành địa chủ. Một số ít xuất thân từ
thương nhân hoặc quan chức, tay sai của Pháp, họ bỏ tiền và dựa vào thế lực
thực dân để lập đồn điền. Lớp địa chủ này có nhiều quyền lợi gắn chặt với thực
dân Pháp, bọ này ít trực tiếp quản lý, thường giao cho người Việt trông nom.
Nói chung, địa chủ người Việt ở Tuyên Quang không lớn, bóc lột nông dân bằng
địa tô, vừa bị người Pháp chèn ép vừa gắn bó quyền lợi với thực dân.
Giai cấp nông dân ở Tuyên Quang có đặc điểm chung của giai cấp nông
dân Việt Nam. Ngoài ra, do sống ở vùng núi hẻo lánh, giao thông khó khăn,
kinh tế tự cấp, tự túc lại bị kìm hãm trong vòng tối tăm, lạc hậu, mê tín...nên
nông dân các dân tộc vô cùng cực khổ. Nhiều nơi, họ bị thổ ty áp bức, bóc lột
theo kiểu lãnh chúa phong kiến hoặc theo kiểu nô lệ. Là tỉnh miền núi có nhiều
dân tộc, do dó vấn đề giải phóng các dân tộc thiểu số. Trải qua quá trình sinh
sống và lao động sản xuất, dù bị áp bức, khổ cực, song họ vẫn giữ được bản sắc,
ý thức cộng đồng dân tộc sâu sắc và đều căm thù bọ thực dân xâm lược, phong
kiến, có nguyện vọng được tự do, độc lập, muốn đấu tranh giải phóng quê
hương, làng bản.
Giai cấp công nhân ở Tuyên Quang được hình thành cùng với sự ra đời
của cách hầm mỏ, cơ sở kinh doanh của thực dân Pháp và gia cấp tư sản. Đa số
họ là nong dân các tỉnh miền xuôi do bị cướp ruộng, bần cùng hóa nên phải rời
bỏ quê hương lên Tuyên Quang vào làm trong các hầm mỏ (mỏ kẽm Tràng Đà,
mỏ kẽm Đầm Hồng, mỏ than Tuyên Quang và các công ty, hãng buôn...). Một
số rất ít là công nhân mỏ Vàng Danh (Quảng Ninh) chuyển về và dân địa
phương...Giai cấp vô sản Tuyên Quang có mối liên hệ sâu sắc và trực tiếp với
17