Page 16 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 16
1
khi lên tới hàng chục phần trăm . Hiểm độc hơn, thực dân Pháp còn độc quyền
ba mặt hàng: muối, rượi và thuốc phiện dể khống chế nhân dân. Chúng luôn
tuyên truyền cho hành động xâm lược bằng luận điệu khai hóa văn minh cho
những dân tộc lạc hậu. Nhưng thực chất, chúng duy trì chính sách chia rẽ các
dân tộc, làm cho dân ngu muội để dễ bề thống trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vạch rõ bản chất của hành động ấy là “làm cho dân ngu để dễ cai trị, đó là chính
sách của các nhà cầm quyền ở thuộc địa” . chính sách “ chia để trị” thâm độc
2
của thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đoàn kết các dân
tộc ở Tuyên Quang. Sự hiểu lầm nhau giữa các dân tộc đã dẫn đến nhiều bi kịch
đau lòng. Tỉnh lỵ tuy chỉ có hai khu phố với hơn 7.000 dân ( trước Cách mạng
Tháng Tám ), nhưng bọn thống trị đã cho mở công khai 10 nhà chứa, nhiều đại
lý bán rượi cồn, tiệm thuốc phiện, sòng bạc thu hút nhân dân vào vòng ăn chơi
trụy lạc, lãng quyên nhiệm vụ đối với Tổ quốc. Về giáo dục, Tuyên Quang có 1
trường của người Pháp, 1 trường của người bản xứ ở tỉnh lỵ và 6 trường cấp I ở
các thị trấn. Chính sách phân biệt đối xử trong giáo dục của thực dân làm cho
phần lớn con em dân nghèo không thể theo học. Có tới 99% số dân mù chữ. Nội
dung giáo dục mang tính chất nô dịch rõ rệt, nhằm gây tâm lý tự ti, vong bản
trong thanh, thiếu niên. Là học sinh Việt Nam, nhưng môn lịch sử lại phải học:
“Tổ tiên ta là người Gôloa”!. Bọn thực dân cố tình bưng bít và ngăn chặn mọi
ảnh hưởng của những tư tưởng, sách báo tiến bộ nhằm đẩy nhân dân vào bóng
đêm lạc hậu. Về y tế, cả tỉnh Tuyên Quang chỉ có một bệnh viện đặt ở tỉnh lỵ
được gọi là “Nhà thương làm phúc” với 30 giường bệnh. Song, nhân dan lao
động, nhất là người nghèo bị đối xử khinh miệt, sức khỏe hầu như không được
chăm sóc. Bệnh sốt rét, bướu cổ, sâu quảng và bệnh xã hội luôn là mối đe dọa
không phương cứu chữa đối với đồng bào các dân tộc. Chưa nói gì đến các
vùng xa xôi, hẻo lánh, ngay tại tỉnh lỵ, tỷ lệ người chết vì bênh sốt rét rất cao:
năm 1927 có 240 người mắc bệnh thì 84 người chết, chiếm 34%; năm 1928 có
225 người mắc bệnh thì có 107 người chết, chiếm 47%; năm 1930 có 234 người
mắc bệnh thì 97 người chết, chiếm 41%.
Tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” (có sinh mà không có nuôi) đã trở thành nỗi đau
khổ tuyệt vọng đè lên từng gia dình. Theo thống ke hộ tịch từ năm 1928 đến
năm 1931, tại tỉnh Tuyên Quang chỉ có 5.025 người sinh ra nhưng lại có 5.286
người chết.
Những chính sách cai trị, khai thác thuộc địa, bóc lột dã man của thực dân Pháp
đã làm cho tình hình xã hội ở Tuyên Quang biến động sâu sắc, làm xuất hiện
những giai cấp mới và những mâu thuẫn giai cấp mới.
Gia cấp tư sản gồm các nhà buôn, củ hãng ô tô, chủ thầu khoán, tư sản kiêm địa
chủ...đa số tư sản buôn bán là Hoa kiều. Tính chất kinh doanh và hình thức bóc
lột của gia cấp này mang màu sắc tư bản, nhưng vốn của họ không lớn. Họ hoạt
động trong giai đoạn tự do cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau nhưng chưa người nào
1 . Ở Thị xã Tuyên Quang, mức lãi lên tới 30%
2 . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.443.
16