Page 14 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 14

PHẦN I

                                                 ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN

                                              CÁC DÂN TỘC TUYÊN QUANG

                       TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ KHÁNG CHIẾN
                                         CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
                                                          ( 1940 – 1954 )




                                                           CHƯƠNG I


                      CƠ SỞ CÁCH MẠNG HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN; TỔ CHỨC CỘNG
                         SẢN ĐẦU TIÊN RA ĐỜI VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH
                                                 QUYỀN TRƯỚC NĂM 1945


                        I- XÃ HỘI TUYÊN QUANG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN
                        PHÁP


                     Cuối thế kỷ XIX, sau khi đã cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực
                     dân Pháp tiến hành áp đặt ách cai trị trên đất nước ta. Cũng như các địa phương
                     khác, Tuyên Quang đã bị thực dân Pháp biến thành một bộ phận thuộc địa của
                     chúng.
                     Để bảo vệ các cơ quan thống trị, bóc lột công nhân, nông dân và nông dân lao
                     động, đàn áp phong trào nổi dậy của quần chúng, thực dân Pháp đã xây dựng hệ
                     thống đồn bốt dày đặc khắp nơi trong tỉnh. Riêng Thị xã Tuyên Quang có 1 tiểu
                     đoàn lính lê dương, 1 trại lính khố đỏ, 1 trại lính khố xanh cùng với sở Cẩm, 1
                     bóp Sen đầm và 1 trại giam. Ngoài ra chúng còn dựng lên đồn Bắc Mục, đồn
                     Đăng Châu và hàng loạt bốt nhỏ rải rác ỏ các châu với hang trăm lính dõng. Bên
                     cạnh những tên cẩm mặc áo nghề nghiệp, chúng còn có một màng lưới mật thám
                     người Pháp và người Việt để săn lùng các “hoạt động chống đối”. Dựa vào bộ
                     máy cai trị hà khắc, lập ra đầy đủ các cơ quan như: Kho bạc, Nhà thương, Nhà
                     đoan, trường canh nông, Kiểm Lâm, Lâm Trường, Bưu điện, Lục lộ..., thực dân
                     Pháp chỉ nhằm một mục đích duy nhất là vơ vét của cải, bần cùng hóa đời sống
                     nhân dân địa phương. Năm 1905, chúng bắt đầu khai thác mỏ kẽm Tràng Đà (thị
                     xã ),Đầm Hồng (Chiêm Hóa ), năm 1915, khai thác mỏ than Tuyên Quang. Mỗi
                     năm, thực dân Pháp khai thác 12.000 tấn kẽm, 25.000 tấn than. Riêng năm 1929,
                     chúng đã khai thác 26.271 tấn than với số lãi là 610.803,24 phơrăng, chưa kể lãi
                     suất trong việc khai thác hàng ngàn tấn kẽm/năm. Với hệ thống kiểm lâm chặt




                                                                 14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19