Page 19 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 19

1
                            Tháng 6- 1937, đồng chí Hoàng Văn Lịch  được điều về hoạt động tại
                     Tuyên Quang, chịu trách nhiệm trước Đảng về việc bắt mối, xây dựng cơ sở, tổ
                     chức Đảng tại Tuyên Quang.

                            Với tên gọi là Hai Cao, đồng chí Hoàng Văn Lịch vào làm việc ở mỏ than
                     Thị xã Tuyên Quang để được gần gũi anh em công nhân. Chỉ sau một thời gian
                     ngắn sống và làm việc với anh em, đồng chí đã giác ngộ cho họ tinh thần yêu
                     nước, yêu giai cấp cần lao, lòng căm thù đế quốc, phong kiến, chống lại sự áp
                     bức của chủ mỏ.
                            Khi những cơ sở quần chúng đầu tiên được gây dựng ở mỏ than Tuyên
                     Quang cũng là thời điểm Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (
                     tức Mặt trận Dân chủ Đông Dương) phát huy mạnh mẽ vai trò tập hợp lực lượng
                     chống chư nghĩa phát xít, chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ, cơm áo
                     hòa bình. Phương châm hoạt động do Mặt trận đề ra là tận dụng mọi khả năng
                     hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp với hình thức công khai, nửa công khai và bí
                     mật.

                            Dưới sự lãnh đạo của Đảng, làn sóng đấu tranh dân chủ sôi động khắp cả
                     nước. Báo chí của Đảng, của Mặt trận dân chủ xuất bản công khai, phát hành
                     rộng rãi nhằm hướng dẫn và cổ động phong trào đấu tranh của quần chúng. Các
                     cuộc mít tinh, biểu tình liên tiếp diễn ra, các tổ chức Thanh niên dân chủ, Ái hữu
                     thợ thuyền, Nông dân tương tế... được thành lập. Đảng còn cử cán bộ về địa
                     phương để tăng cường gây dựng cơ sở.
                            Tại Tuyên Quang, nắm vững chủ trương của Đảng, đồng chí Hai Cao đã
                     hướng dẫn cho anh em công nhân mỏ vào các hoạt động hưởng ứng phong trào
                     dân chủ đang dâng lên mạnh mẽ trong toàn quốc. Đầu năm 1938, tổ chức Đoàn
                     thanh niên dân chủ gồm một số thanh niên ưu tú được thành lập, làm nòng cốt
                                                             2
                     trong phong trào thanh niên ở thị xã .
                            Tiếp đó, đồng chí Hai Cao đã về Hà Nội liên lạc với các nhà xuất bản, lấy
                                                                3
                     sách báo về phát hành ở Tuyên Quang .
                     Gia đình đồng chí Trần Xuân Hồng là đầu mối nhận và lưu chuyển tài liệu.

                            Nhờ có sự lưu hành rộng rãi sách báo của Đảng và sự vận động tích cực,
                     khéo léo của đồng chí Hai Cao, nhân dân lao động Thị xã Tuyên Quang, nhất là
                     công nhân mỏ than đã bước đầu được giác ngộ về quyền lợi giai cấp, quyền lợi




                     1  Đồng chí Hoàng Văn Lịch, quê ở xã Xuân Phách, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ những năm 1927 –
                     1928, sau khi học xong lớp nhất (tương đương lớp 4 hiện nay), đồng chí Lịch được giác  ngộ về tư tưởng yêu
                     nước, tham gia tổ chức cách mạng ở địa phương. Năm 1931 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông
                     Dường  tại  Chi  bộ  Hải  ngoại.  Tháng  6  –  1937,  đồng  chí  được  điều  về  Tuyên  Quang  gây  dựng  phong  trào.
                     KHoảng tháng 5 – 1938, đồng chí lại trở về Cao Bằng hoạt động, thnags 6 – 1941, đồng chí Lịch bị bắt ngay tại
                     nhà ở Nà Cung, Gia Cung, tổng Cao Bằng. KHoảng tháng 4 – 1943, đồng chí bị địch tra tấn đến chết tại Hỏa Lò
                     – Hà Nội.
                     2  . Những công nhân đầu tiên được giác ngộ cách mạng, gồm các đồng chí: Hoàng Lan, Trần Xuân Hồng, Quang
                     Mai, Đức kim, Hải Bằng, Sen...
                     3  . Một số sách, báo được phát hành ở Tuyên Quang: Thời thế, Bạn dân, Tin tức, Đời nay...


                                                                 19
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24