Page 24 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 24
III- TIẾP TỤC XÂY DỰNG CƠ SỞ, CỦNG CỐ PHONG TRÀO,
CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH
QUYỀN (1941 – 9-3-1945)
1. Chống sự khủng bố của kẻ thù. Tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng
tại các huyện
Sau khi đầu hàng phát xít Đức, ngày 23-9 – 1940, tại Hà Nội, thực dân
Pháp lại ký hiệp định chấp nhận cho phát xít Nhật vào chiếm Đông Dương. Qua
sự kiện đó, chúng ta càng thấy rõ bản chất yếu hèn, phản đọng của thực dân
Pháp và bộ mặt xâm lược của phát xít Nhật. Dưới sự áp bức của hai tên đế quốc,
nỗi khổ cực của đồng bào càng tăng làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân
nổi lên mạnh mẽ.
Trong hơn 3 tháng (từ tháng 9 – 1940 đến đầu năm 1941), cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn ở miền Bắc, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở miền Nam và cuộc nổi
dậy của binh lính Đô Lương ở miền Trung liên tiếp nổ ra, đánh dấu một thời kỳ
mới của cách mạng – thời kỳ Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền.
Tuyên Quang lúc này cũng như mọi địa phương trong cả nước, phải cung
cấp nhân lực, vật lực cho đế quốc Pháp – Nhật. Do đó đời sống của nhân dân
ngày càng khốn cùng. Trước tình hình đó, Ban cán sự Đảng tỉnh và CHi bộ Mỏ
than đã tiến hành nhiều đợt đấu tranh, bí mật củng cố, phát triển cơ sở bên ngoài
phạm vi thị xã. Năm 1941, tại công trường làm sân bay cho Nhật – Pháp ở km 5
(đường Tuyên Quang đi bến Bình Ca) đã 4 lần xuất hiện truyền đơn kêu gọi
nhân dân chống đi phu, đi lính, ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Cũng trong
năm 1941, ta rải truyền đơn, dán áp phích ở trại lính, công sở, đường phố, nơi
đông người. Bọn thống trị tức tối mở nhiều đợt truy lùng hòng bắt bằng được
cán bộ cách mạng.
Ngày 21-1-1941 (tức ngày 25 tháng chạp Canh Thìn) bọn địch đã bắt một
số công nhân mỏ than (trong đó có 2 đảng viên) đưa vào trại lính khố xanh giam
giữ, sau đó chúng đưa 4 người đi Hà Nội, số còn lại bị dưa vào dinh tuần phủ để
hỏi cung. Thấy tình hình căng thẳng, Chi bộ Mỏ than nhóm họp bất thường để
giải quyết vấn đề củng cố Đảng và bàn biện pháp đấu tranh đánh lạc hướng địch,
buộc chúng phải thả những người bị bắt. Thực hiện chủ trương của Chi bộ Mỏ
than, ngày 28-1-1941 (tức ngày 2 tháng giêng Tân Tỵ) cờ đỏ búa liềm đã được
1
treo ở núi Dùm . Địch mất phương hướng truy lùng những người cộng sản, đã
phái trả tự do cho những người bị chúng giam giữ ở thị xã vì không có bằng
chứng buộc tội, song vẫn ráo riết theo dõi, dò la các hoạt động của ta. Ngày 31-
1-1941, dù không đủ chứng cớ, địch vẫn bắt một công nhân mỏ than (là đảng
viên. Ngày 3-2-1941, truyền đơn lại xuất hiện ở hội chùa Hang (xã An Khang –
Yên Sơn). Bọn Pháp đâm ra lũng túng, nghi hoặc sau đó đã phải thả đồng chí
1 . Núi Dùm nằm bân bờ sông Lô phía đối diện thị xã. Hai đồng chí Lương Văn Hồng và Quyết Tâm đã treo cờ
đỏ.
24