Page 26 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 26
thuế nặng, buộc tên tri phủ Yên Sơn phải nhượng bộ một phần yêu sách của bà
con nông dân.
Các cuộc đấu tranh trên đã củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng,
tôi luyện ý chí đấu tranh của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời là những
đợt tập dượt của lực lượng cách mạng ở địa phương nhằm rút kinh nghiệm và
chuẩn bị mọi mặt cho những cuộc đấu tranh lớn, gay go, ác liệt hơn.
Những năm 1941-1943, mặc dù nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng,
bọn thực dân Pháp vẫn cam chịu làm tay sai cho Nhật ở Đồng Dương song vẫn
ngoan cố bám lấy ý đồ khôi phục độc quyền thống trị Đông Dương. Vì thế,
chúng điên cuồng đàn áp cách mạng, khủng bố những cuộc nổi dậy của quần
chúng. Hàng loạt cán bộ lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã bọ thực
dân Pháp bắt giam, tù đày và giết hại.
Tháng 6-1941, bọn Pháp huy động 4.000 quân càn quét vùng căn cứ Bắc
Sơn – Võ Nhai, âm mưu tiêu diệt lực lượng Cứu quốc dân và chăn đường đón
bắt các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng đi dự Hội nghị Pắc Bó về xuôi.
Sau nhiều tháng kiên trì chiến đấu chống lại cuộc càn quét của địch và
bảo vệ dân, một số bộ phận Cứu quốc quân đã rút lên biên giới Việt – Trung,
một bộ phận khác do đòng chí Nguyễn Cao Đàm phụ trách đã rút về vùng Đại
Từ ( Thái Nguyên ) vào ngày 19-11-1941, để bảo toàn lực lượng và xây dựng
1
căn cứ mới . Sau khi bắt lạc với chi bộ La Bằng ( Đại Từ, Thái Nguyên ), được
sự giúp đỡ của đồng chí Đặng Nguyên Minh – một thanh niên người Dao có ý
thức giác ngộ cách mạng cao – Cứu quốc quân đã xây dựng cơ sở cách mạng ở
vùng chân núi Hồng (huyện Sơn Dương ) và các xã hẻo lánh thuộc phía tây của
Yên Sơn. Tại vùng này, dân cư chủ yếu là đồng bào Dao, trình độ dân trí thấp,
chịu ảnh hưởng nặng nề của các tập tục mê tín, dị đoan, song nhân dân lại có
truyền thống yêu nước, đoàn kết và tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách
mạng. Khi tiến hành xây dựng phong trào Việt Minh, các đồng chí Cứu quốc
quân đã triệt để khai thác yếu tố đó, dựa vào đường dây họ hàng, đồng niên,
đồng cảnh... để tuyên truyền, giác ngộ đồng bào. Đặc biệt, các đồng chí đã khéo
2
léo đưa nội dung hoạt động của Mặt trận Việt Minh vào các bài cúng nên đã
nhanh chóng thu hút, vân động được đồng bào. Khi đồng bào đã nhận thức được
mục đích chính nghĩa của cách mạng, sẵn sàng tham gia các tổ chức Cứu quốc
thì những lễ “uống máu ăn thề” thiêng liêng càng củng cố lòng tin của nhân dân
vào Mặt trận và liên kết họ thành một khối đoàn kết chặt chẽ. Chỉ một thời gian
ngắn, cơ sở Việt Minh, phong trào quần chúng đã được xây dựng ở Na Mao,
Khuôn Trạn, Kim Lông, Thanh La, Ao Búc, Ngòi Nho, ( Sơn Dương ), Trung
Minh, Trung Sơn, Hùng Lợi ( Yên Sơn ).
1 . Bộ phận Cứu quốc quân rút sang Đâị Từ gồm các đồng chí: Phương Cương, Phúc Quyền, Chu Viết Phóng,
Đường Thị Ân, Hoàng Thị La, Hoàng Thị Lê và Đường Nhất Quý.
2 . Trong điều kiện đồng bào Dao rất coi trọng và tin vào việc cúng bái, các cán bộ Cứu quốc quân đã đóng vai
thầy cúng để dễ hoạt động cách mạng và đánh lạc hướng địch.
26