Page 30 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 30

triển rầm rộ. Tại Sơn Dương, cơ sở cách mạng phát triển sang phía tây. Cùng
                     thời điểm đó, đội công tác của Xứ ủy Bắc Kỳ đã hoàn thành nhiệm vụ đánh
                     thông con đường từ miền xuôi qua Vĩnh Yên lên Tuyên Quang. Một địa bàn
                     rộng  lớn  từ  Sơn  Nam,  Thiện  Kế  đến  Khoan  lư,  Bằng  Man,  Hữu  vu...  đã  trở
                     thành căn cứ của lực lượng cứu quốc quân. Các cơ sở quần chúng cũ ở soi Sính,
                     soi Hồng Lương, đội thuyền sắt trên sông Lô, bắt đầu hoạt động trở lại.

                            Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Việt Minh ở phía
                     đông Tuyên Quang, từ Cao Bằng, Bắc Cạn, ngọn lửa cách mạng đã lan tới các
                     huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, các xã nằm ở hữu ngạn sông Lô, sông
                     Gâm thuộc huyện Yên Sơn. Quá trình xây dựng phong trào Việt Minh ở vùng
                     núi  phía  Bắc  Tuyên  Quang  gắn  liền  với  nhiệm  vụ  đánh  thông  con  đường  từ
                     Tuyên Quang, qua Yên Bái tới Hòa Bình của Ban Nam tiến chỉ huy cục, do các
                     đồng  chí:  Lê  Thùy  (tức  Thiết  Lượng)  và  Hùng  Sơn  (tức  Trọng)  chịu  trách
                     nhiệm. Vào cuối năm 1943, hai đồng chí xây dựng co sở trong đồng bào Dao ở
                     xã Tri Phương (huyện Chiêm Hóa). Vượt qua sự kiểm soát gắt gao của địch, cơ
                     sở cách mạng Tri Phương đã được giữ vững. Từ đây, đường dây liên lạc của
                     cách mạng đã phát triển qua Cổng Bình, Đá Lem, Lũng Quần, Pác Hóp. Các
                     đồng chí cán bộ đã sự dụng những hình thức tuyên truyền phù hợp với tâm lý
                     của đồng bào  như dựa vào quan hệ họ hàng, láng giềng, tuổi tác, phong tục tập
                     quán... Các đồng chí đã  mang theo báo chí, truyền đơn để phổ biến  đường lối
                     của Mặt trận Việt Minh như báo Giải phóng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập đồng
                     minh...Cuốn Việt Minh tự kinh do đồng chí Võ Nguyên Giáp soạn bằng tiếng
                     Dao được coi là tài liệu cẩm nang để mở các lớp huấn luyện chương trình Việt
                     Minh ngắn hạn. Đội “Nam Tiến” đã kết hợp giữa tuyên truyền cách mạng, gây
                     dựng  cơ  sở  với  luyện  tập  quân  sự,  thành  lập  tự  vệ  võ  trang,  vận  động  quần
                     chúng đấu tranh để tập dượt cho phong trào. Trong thời gian này, để chuẩn bị
                     cho khởi nghĩa giành chính quyền, vấn đề sắm sửa vũ khí được chú trọng.
                            Sau khi nghiên cứu kỹ địa hình và tình hình phát triển của phong trào ở
                     địa phương, các đồng chí lãnh đạo đội công tác lấy dãy núi Ba Xứ làm xương
                     sống cho con đường tiến quân, chon Cánh Vần làm trung tâm để chỉ đạo phong
                     trào.

                            Tháng 1- 1944, đội Nam Tiến gặp đội Cứu quốc quân (do đồng chí Ba
                     Thiều và Hoàng Xuân phụ trách) tại chân dãy núi Ba Xứ và thống nhất kế hoạch
                     hành động. Mục tiêu đặt ra là nhanh chóng nối liền các vùng căn cứ ở Tuyên
                     Quang với nhau, phát triển phong trào sang phía tây, lấy dãy núi Là làm con
                     đường tiến sang Yên Bái, Nghĩa Lộ. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn, cấp bách
                     đó, các đồng chí lãnh đạo Ban Nam Tiến, chỉ huy cục và chỉ huy Trung đội Cứu
                     quốc quân III đã tăng cường cán bộ cho mũi tiến quân của đồng chí Lê Thùy. Từ
                     cánh  Vần,  cơ  sở  quần  chúng  được  mở  rộng  tới  Kim  Sơn, Thắng  lợi  (Chiêm
                     Hóa), Việt Minh, Cô Ba, Bình Xa, Pom Chạng, Phong Lưu, Đèo Ảng, Khuổi
                     Nhầu,  Khuổi  Luyện,  Phù  Loan  (Hàm  Yên),  Thượng  Nông,  Thượng  Giáp,






                                                                 30
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35