Page 25 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 25
này. Ngày 12-3-1941, bọn địch phải trả tự do cho các đồng chí bị chúng bắt đưa
đi Hà Nội. Tiếp đó ngày 12-4-1941, truyền đơn lại được tung ra ở trung tâm thị
xã phản đối đế quốc Pháp tuyên án tử hình anh em binh sĩ tham gia khởi nghĩa
Chợ Rạng và Đô Lương (Trung Bộ). Đêm 30-4-1941, truyền đơn, áp phích được
rải và dán ở nhiều nơi trong th0ị xã đòi đòi tự do lập nghiệp đoàn. Bọn thống trị
điên cuồng, tăng cường mật thám sục sạo khắp nơi ở Mỏ than, thị xã và vùng lân
1
cận như xã Ỷ La, Trung Môn, Vinh Phú , Tân Tiến...song không phát hiện được
cơ sở cách mạng tại Thị xã Tuyên Quang vẫn được giữ vững và tiếp tục phát
triển.
Giữa lúc phong trào đấu tranh của công nhân mỏ than, nhân dân thị xã và
các vùng ngoại thị đang trong giai đoạn gay go, quyết liệt thì ngày 8-2-1941,
đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Dưới sự chủ trì của Người, tháng 5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. Hội nghị quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đòng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh)
với sứ mạng lịch sử là tổ chức, tập hợp đông đảo và rộng rãi nhất các lực lượng
quần chúng để thực hiện nhiệm vụ trọng đại “phải làm sao giải phóng cho được
2
các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật”.
Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám,
được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, Ban cán sự Đảng tỉnh và Chi bộ Mỏ than thành lập
các tổ chức Cứu quốc như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu
quốc, Nhi đồng cứu quốc...với số hội viên ngày càng đông đảo. Tổ chức Nông
dân cứu quốc phát triển tới các xã : Phúc Ninh, Thắng Quân, Tân Tiến, CHiêu
Yên, Cường Đạt (huyện Yên Sơn), Hùng Đức (huyện Hàm Yên). Từ nhân mối
đầu tiên là đồng chí La Ngọc Quế, đường dây liên lạc và cơ sở Việt Minh trong
đồng bào Cao Lan được mở rộng thành hệ thống. Số hội viên trong đồng bào
công giáo cũng khá nhiều.
Đồng thời với công tác xây dựng, phát triển các tổ chức cứu quốc, Ban
cán sự và Chi bộ Mỏ than tiếp tục củng cố, rèn luyện quần chúng thông qua
phong trào đấu tranh. Ngày 7-11-1941, trong khu mỏ xuất hiện truyền đơn chào
mừng ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, vách mặt bọn thực dân gây
hằn thù, xung đột giữa lính khố xanh và đám lính khố đỏ, kêu gọi anh em binh
lính hãy tỉnh táo nhận rõ bộ mặt kẻ thù.
Cuối năm 1941, Chi bộ Mỏ than tổ chức hai cuộc mít tinh lớn tại ấp Đồng
Cả dưới hình thức kỷ niệm người anh hùng Nguyễn Huệ, phát động lòng yêu
nước trong nhân dân và vận động quần chúng đấu tranh chống thuế, chống nộp
thóc đầu mẫu, chống quyết định nhổ ngô trồng thầu dầu, góp tiền ủng hộ nhân
dân tham gia các cuộc khởi nghĩa trong nước. Phát huy tình thần đấu tranh của
cuộc mít tinh, đồng bào xung quanh ấp Đồng Cả đã biểu tình chống sưu cao,
1 . Xã Vinh Phú sau này sáp nhập với Kim Thắng thành xã Kim Phú.
2 Văn kiện ĐẢng (1930-1945), BAn Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, tIII, tr.195.
25