Page 20 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 20

dân tộc. Hội ái hữu thợ thuyền được thành lập, đặt trụ sở ở phố CôlônenValie (
                     thuộc khu Xuân Hòa, Thị xã Tuyên Quang ).

                            Giữa năm 1938, đòng chí Hoàng Văn Lịch trở về Cao Bằng hoạt động,
                     đồng chí Vũ Mùi được Xứ ủy Bắc Kỳ phân công lên Tuyên Quang phụ trách
                     phong trào cách mạng ở địa phương. Kế thừa nền móng của phong trào quần
                     chúng  đã  được  xây  dựng  ở  Tuyên  Quang,  đồng  chí  Vũ  Mùi  tiếp  tục  tuyên
                     truyền, giác ngộ anh em công nhân và nhân dân lao động thị xã, tiến tới vận
                     động bà con tham gia những hình thức đấu tranh cao hơn. Cuối năm 1938, hai
                     cuộc đình công của công nhân mỏ than Tuyên Quang đã nổ ra đòi tăng lương,
                     giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt... Những cuộc đình công đó đã giành
                     được thắng lợi hoàn toàn. Bọn chủ mỏ phải chấp thuận đề nghị của công nhân:
                     Tăng lương 10%, thợ đốt lò được tăng 5 xu/ngày. Thắng lợi đầu tiên này đã làm
                     nức lòng và cổ vũ tinh thần đấu tranh của anh em công nhân. Cũng từ đây, ảnh
                     hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương càng thêm sâu rộng trong các tầng lớp
                     nhân dân lao động Tuyên Quang.
                            Bên cạnh các cơ sở cách mạng được xây dựng trong công nhân mỏ than,
                                                                                                           1
                     đường dây liên lạc của Đảng được tổ chức trong công nhân đoàn thuyền sắt  do
                     đồng chí Cả Hàm ( sau này là cán bộ làm khinh tế của Xứ ủy Bắc Kỳ ) phụ
                     trách.

                            Tháng 10-1939, công nhân đoàn thuyền đình công đòi tăng lương, tăng
                     tiền cước vận tải, cải thiện đời sống. Cuộc đình công kéo dài 5 ngày đã buộc bọn
                     chủ phải tăng cho mỗi chuyến thuyền thừ 1,5 đồng đến 1,8 đồng và 2 đồng.
                            Những cuộc đấu tranh của công nhân mỏ và công nhân đoàn thuyền đã tác
                     động mạnh mẽ tới đông đảo đời sống nhân dân thị xã và nông dân các vùng phụ
                     cận.  Phạm  vi  hoạt  động  của  tổ  chức  cách  mạng  đã  vượt  khỏi  Thị  xã  Tuyên
                     Quang. Tại soi Hồng Lương và soi Sính, Đảng ta đã xây dựng được những cơ sở
                     quần chúng trung kiên. Kết quả đó là nền tảng quan trọng cho bước phát triển
                     tiếp theo cảu phong trào cách mạng trong tỉnh.


                            2.Sự ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên và Ban cán Sự Đảng tỉnh

                            Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân và nhân dân lao
                     động Thị xã Tuyên Quang đang phát triển thì tình hình thế giới và trong nước có
                     diễn biến quan trọng: Ngày 1-9-1939, phát xít Đức nổ súng tấn công Ba Lan, mở
                     màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đẩy loài người vào nguy cơ bị hủy
                     diệt. Ngày 3-9-1939, Chính phủ Pháp tuyên chiến với Đức, chính quyền tư sản
                     phản động thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng dân chủ, vừa khủng bộ những
                     người cộng sản ở chính quốc vừa vây bắt và tàn sát dã man các chiến sĩ cách
                     mạng ở nước thuộc địa.





                     1  . Đoàn thuyền sắt là phương tiện vận tải kẽm từ Đầm Hồng ( Ngọc Hồi – Chiêm Hóa ) về Quảng Ninh.


                                                                 20
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25