Page 15 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 15
1
chẽ , thực dân Pháp đã rút ruột không thương tiếc tài nguyên từ rừng Tuyên
Quang. Mỗi năm, chúng lấy đi hàng nghìn mét khối gỗ và hàng nghìn tấn lâm
thổ sản có giá trị. Ngoài diện tích 76.000 ha rừng do chúng quản lý, rừng tự do
còn cung cấp cho chúng từ 80.000 đến 100.000 khúc gỗ các loại một năm. Đất
trồng trọt, chăn nuôi vốn đặc biệt quý hiếm đối với tỉnh miền núi, nhưng từ khi
xác lập sự thống trị của mình, thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã chiếm
đoạt hầu hết ruộng đất tốt, lập ra hàng chục đồn điền (của chủ Tây, chủ người
Việt và các cố đạo ) để bóc lột nông dân, Riêng các đồn điền của người Âu như:
Roayđơba, Raphanh, Đơmôngpada Anbe, Rêmơry, Rivie, Đắclachiê... đã chiếm
một diện tích 17.000 ha. Cùng với việc duy trì các thủ đoạn bóc lột của chế độ
phong kiến, thổ ty, thực dân Pháp đã thực hiện triệt để phương thức bóc lột vô
cùng nặng nề, tinh vi và rất dã man của chủ nghĩa tư bản. Hai kiểu bóc lột cùng
tồn tại và được sử dụng tàn bạo như hai chiếc thòng lọng thít chặt lấy đời sống
vốn đã cơ hàn của đồng bào trong tỉnh. Tại các mỏ, công nhân phải sống trong
các túp lều tre, nứa xiêu vẹo, đột nát, phương tiện lao động chủ yếu là dụng cụ
cầm tay, hầu như không có bảo hiểm. Người công nhân phải làm việc quần quật
dưới các hầm lò ẩm ướt, đầy khí độc hại từ 10 đến 12 giờ một ngày, không có
ngày chủ nhật, đau ốm nghỉ không được chăm sóc, nhưng họ chỉ nhận được
2
những đồng lương chết đói . Trong các đồn điền, người tá điền cũng cũng bị bòn
rút đến tận xương tủy. Ở đồn điền Anbe, tên chủ phát cho người làm thuê 100 kg
thóc giống, cuối vụ bắt nộp 50 phương ( tương đương 1 tấn ). Địa chủ Lý Ân ở
thượng huyện Yên Bình cho thuê trâu đến 300 kg thóc/con/năm. Ngoài công
việc cực nhọc, người lao động còn gánh chịu nhiều tai họa do sự miệt thị, khinh
rẻ và coi thường tính mạng con người của chế độ thực dân phong kiến gây nên.
Việc đánh đập, cúp phạt công nhân vô cớ, đặc biệt là nạn cháy ga, sập lò làm bị
3
thương và chết người luôn xảy ra ở các khu mỏ . Tại đồn điền Raphanh, khi tá
điền vì đói lả, đã ngừng tay làm việc, liền bị bọn chủ buộc dây vào cổ, cho ngựa
kéo đến chết. Đời sống dân nghèo càng trở lên quẫn bách khi bọn thực dân,
phong kiến đè nặng lên đầu họ hàng loạt thứ thuế bất công, chế độ phu phen, tạp
dịch nặng nề và nạn cho vay nặng lãi. Ngoài thuế đinh, thuế điền, thuế trâu, bò,
thuế rượi, thuế muối..., chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế vô lý như: thuế ngựa
4
thồ, thuế tay dao , thuế gia ốc (thuế khói lửa ), thuế nuôi quân, v.v... Người dân
phải nộp lương thực, thực phẩm để bọn quan lại chè chén khi chúng kinh lý qua
địa phương. Tăng cường vơ vét thuộc địa (nhất là những năm có khủng hoảng
kinh tế trong thế giới tư bản ), chúng thường tùy tiện tăng mức thuế. Từ năm
1919 đến năm 1929, mức thuế đã tăng hơn 2 lần, đến năm 1930, thuế lại tăng
15%. Nhằm vào sự bần cùng của nhân dân, mức lãi cho vay của bọn nhà giàu có
1 . Công sứ Lupi viết: “Kiểm lâm rất quan trọng vì tỉnh này có rất nhiều rừng gỗ. Có 4 hạt gọi là Tuyên Quang,
Yên Bình, Phan Lương và Chiêm Hóa. Có 1 lâm trường gọi là Lâm trường sông Lô”.
2 . Lương công nhân được trả từ 0,3 đ đến 0,6 đ/ngày, song họ phải chi vào nhiều khoản như tiền thuê nhà, tiền
nước...
3 Lò Cai Bộc có 6 người chết do nổ ga, lò Cai Lượng có 2 người chết, 25 người bị thương. Thày trò cai Long
xuống lò Pisít bị hơi độc nặng đã bị chết.
4 . Mức thuế này là 0,5 đ/người
15