Page 18 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 18
lành quê, họ còn mang nặng tâm lý nông dân. Mặt khác, ngay từ đầu, họ sống
tập trung, ở các mỏ than, mỏ kẽm, sở điện. Sống tại các trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị của tỉnh, phương thức làm việc ít nhiều có tiếp xúc với máy móc.
cơ giới, vì thế họ nhanh chóng hình thành “chất vô sản” trong mỗi người. Trong
vùng nông thôn, họ bị giai cấp địa chủ bóc lột, đến khu mỏ, nhà máy, họ phải
bán sức lao động với giá rẻ mạt. Hpn ai hết, giai cấp vô sản nhận rõ bộ mặt thật
của giai cấp bóc lột, chính vì thế họ là giai cấp cách mạng nhất, khát khao được
giác ngộ cách mạng và tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của đội tiên phong của
giai cấp mình.
Như vậy, xã hội Tuyên Quang dưới ách thống trị của thực dân Pháp là
một xã hội mang tính chất chung của xã hội Việt Nam – xã hội thuộc địa nửa
phong kiến và có đầy đủ những mâu thuẫn cơ bản của nó tuy có nét khác nhau
về hình thức và mức độ.
II- PHONG TRÀO CÁCH MẠNG HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN. SỰ
RA ĐỜI CỦA CHI BỘ ĐẢNG ĐẦU TIÊN VÀ BAN CÁN SỰ ĐẢNG TỈNH
(TRƯỚC 1940)
1. Phong trào cách mạng hình thành, phát triển
Dưới chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp và bộ phong kiến tay sai,
những mâu thuẫn trong lòng xã hội Tuyên Quang ngày càng găy gắt. Chịu ảnh
hưởng phong trào đấu tranh của nông dân miền xuôi và nhân dân tỉnh bạn, từ
những năm 30 của thế kỷ XX,. nhân dân Tuyên Quang đã đứng lên đấu tranh
chống lại bọn thống trị. Điển hình là cuộc đấu tranh chống thuế tại đồn điền
Roayđơba của nông dân thôn Khe Thuyền (xã Văn Phú, huyện Sơn Dương) năm
1935. Tuy còn lẻ tẻ và mang nặng tính chất tự phát, song các cuộc đấu tranh giai
đoạn này đã báo hiệu một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Tuyên
Quang khi ánh sáng cách mạng rọi tới.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, trong những năm 1930 – 1931, làn sóng đấu tranh của nhân
dân Việt Nam dân lên mạnh mẽ với đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ
Tĩnh. Chỉ vài năm sau khi ra đời, tới năm 1935, cơ sở của Đảng đã được xây
dựng ở hầu khắp các thành phố, thị xã lớn. Tuy vậy, tại các vùng nông thông,
vùng núi, cơ sở Đảng, cách mạng còn rất mỏng, nhiều nơi còn chưa được xây
dựng. Xuất phát từ thực trạng đó, tại Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3 – 1935),
Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương mở rộng ảnh hưởng của Đảng,
tiếp tục vận động quần chúng làm cách mạng và vạch rõ, Đảng cần phải phân
phối lực lượng của mình tới những chỗ chưa phát triển. Sau Đại hội này, cơ sở
cách mạng của Đảng ở Tuyên Quang mới bắt đầu được hình thành.
18