Page 22 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 22
nhiệm vụ cho chi bộ: Chi bộ Mỏ than gồm có 7 đồng chí: Vũ Mùi, Lương
Quang Mai (tứ Kiến con), Trần Xuân Hồng (tức Hồng lớn), Bùi Văn Đức (tức
Đức Kim), Lương Hải Bằng (tức Lương Văn Hải), Trần Hải Kế và Trần Thị
1
Minh Châu. Đồng chí Vũ Mùi được chỉ định làm bí thư.
Chi bộ Mỏ than ra đời là tất yếu khách quan, đánh dấu mốc quan trọng
trong tiến trình phát triển của lịch sử phát triển tỉnh nhà; là kết quả của quá trình
tuyên truyền, gây dựng cơ sở bền bỉ, đầy khó khăn, gian khổ của cán bộ, đảng
viên; là kết quả của phong trào đấu tranh liên tục, mạnh mẽ của công nhân và
nhân dân lao động Thị xã Tuyên Quang, thể hiện sự chỉ đạo sát đúng của Xứ ủy
Bắc Kỳ trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của
Trung ương Đảng.
Chi bộ Mỏ than ra đời kịp thời đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết phải có tổ
chức Đảng trực tiếp lãnh đạo của lực lượng cách mạng địa phương, đưa phong
trào đấu tranh giải phong dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, thống
nhất của Đảng.
Sau khi Chi bộ Mỏ than được thành lập, đội tự vệ mỏ cũng được thành lập
để bảo vệ hỗ trợ các hoạt động của quần chúng.
Năm 1940, tình hình thế giới và trong nước biến động mau lẹ: tháng 6,
phát xít Đức chiếm nước Pháp, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương; tháng 9
Nhật chiếm Lạng Sơn, đổ bộ lên Đồ Sơn rồi kéo về Hải Phòng, chiếm Hà Nội,
Bắc Ninh... Tại Bắc Sơn ( Lạng Sơn ), nhân dân ta đã tiến hành khởi nghĩa.
Ở Tuyên Quang, mặc dù bọn mật thám lùng sục gắt gao nhưng chi bộ Mỏ
than vẫn phát động nhân dân đấu tranh vào các dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
Động (1-5), ngày cách mạng Tháng Mười Nga, ngày kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà
Trưng..., và những ngày hội của nhân dân thị xã. Vào các dịp đó, cờ đỏ búa liềm
được treo ngã tư đường Tuyên Quang đi Hà Giang ( gần sân vận động thị xã),
đường gốc Nhội, nhà sàng mỏ than; truyền đơn, khẩu hiệu kêu gọi nhân dân
chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, cơm áo, hòa bình... được rải và dán ở nhà
máy sàng, nhà máy điện, trại lính khố xanh, trại lính lê dương... Chi bộ đã
hướng mũi nhọn cuả cuộc đấu tranh vào bọn quan lại đầu sỏ, sử dụng nhiều hình
thức đấu tranh phong phú, linh hoạt như gửi thư tố cáo theo đường bưu điện,
đem truyền đơn vào tận nhà bọn tay sai hung ác, gói truyền đơn trong giấy kẹo,
tờ thẻ của đền, chùa... Những hoạt động đó đã cổ vũng tinh thần đấu tranh của
quần chúng, củng cố lòng tin của họ đối với Đảng, đồng thời làm cho bon thống
trị rất tức tối và hoang mang, lo sợ.
Tình thế cách mạng trong nước ngày càng lớn, phong trào đấu tranh của
công nông và các tầng lớp nhân dân lao động Tuyên Quang không ngừng lớn
mạnh... phạm vi hoạt động và khả năng lãnh đạo của Chi bộ Mỏ than không đáp
1 Đồng chí Vũ Mùi sinh quán: Xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là cán bộ thoát ly của Xứ ủy Bắc Kỳ.
Sau khi đồng chí Hoàng Văn Lịch được trên điều chuyển về Cao Bằng thì đồng chí Vũ Mùi được Xứ ủy Bắc Kỳ
phân công lên Tuyên Quang. Cuối năm 1940, Xứ ủy điều đồng chí về Quảng Ninh. Cuối năm 1943, đồng chí Vũ
Mùi trở lại cơ sở cũ huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và mất tại đây vì bị bệnh nặng.
22