Page 31 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 31
Thượng Lâm, Côn Lôn, Hoa Thành, Sinh Long, Khuôn Hà (Na Hang), Bạch Xà,
Vĩnh Hảo ( Vĩnh Tuy – Hà Giang)...
Phong trào cách mạng ở phía tây tỉnh nhà được gây dựng từ năm 1943 (do
đồng chí Nguyễn Đình Khôi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng). Từ cơ sở quần
chúng đầu tiên là gia đình ông Vi Văn Phúc dân tộc Cao Lan ở động Khuôn
Lành (thuộc Kim Phú – Yên Sơn), đường dây liên lạc của cách mạng móc nối
tới các địa bàn gồm một số xã thuộc huyện Yên Sơn, Yên Bình (tỉnh Yên Bái)
và Đoan Hùng (tỉnh Vĩnh Phú).
Đầu năm 1944, một tổ chức Cứu quốc quân do đồng chí Chu Phóng chỉ
huy đã tiến sang phía tây Tuyên Quang. Thời gian sau, cánh quân này bắt liên
lạc được với căn cứ Khuôn Lành, phong trào quần chúng ở phía tây tỉnh hòa vào
phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Động Bạch Xà (nằm ở chân núi Là, thuộc
huyện Yên Bình) trở thành trung tâm của Mặt trận Việt Minh, Ban Việt Minh và
các tổ chức Cứu quốc quân được thành lập ở hàng loạt xã: Thắng Quân, Giếng
Tanh, Khuôn Lành, Làng Giao, Mơ Cao, Linh Cốc, Cây Thị, Bạch Xà, Mỹ
Bằng, Đoan Hùng, Sóc Đăng...
Như vậy, đến giữa năm 1944, phong trào cách mạng đã hình thành ở hầu
hết các vùng nông thôn Tuyên Quang; các căn cứ của phong trào đã được nối
liền; cuộc đấu tranh của quần chúng phát triển lên thành cao trào; trọng tâm các
hoạt động của cách mạng là chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa giành chính
quyền với những nhiệm vụ cấp bách: đẩy mạnh quá trình xây dựng lực lượng võ
trang có trang bị vũ khí, khẩn trương thực hiện huấn luyện chương trình Việt
Minh, thành lập ban Việt Minh các cấp để khi khởi nghĩa nổ ra, các ban này có
thể đảm nhiệm vai trò là đại diện của chính quyền cách mạng.
Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào Việt Minh, địch đã mở
các cuộc khủng bố, lùng sục vào tận vùng hẻo lánh hòng lùng bắt cán bộ, dập tắt
phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc. Sau khi bắt được đồng chí liên
lạc của Việt Minh ở Hùng Lợi (Yên Sơn), chúng vây bắt thêm 24 người (hầu hết
là đồng bào Dao) giam giữ tại nhà tù Tuyên Quang. Trong nanh vuốt của quân
thù, trước đòn tra tấn tàn bạo và thủ đoạn dụ dỗ xảo quyệt, bà con vẫn đứng
vững, một lòng, một dạ trung thành với cách mạng. Bị thất bại nhục nhã, bọn
Pháp đàn áp dã man những người bị bắt. Trong trận chiến đấu này, đồng chí
Đặng Đức Hiến đã hi sinh anh dũng. Tấm gương trung liệt của đồng chí đã hun
đúc trong đồng bào ý chí đấu tranh, quyết tâm chiến thắng kẻ thù, bảo vệ an toàn
cho cán bộ và cơ sở cách mạng. Không khai thác được gì, cuối cùng bọn địch
phải trả tự do cho những người bị bắt.
Tháng 4-1944, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn càn quét
vùng căn cứ phía Bắc tỉnh, bắt một số cán bộ Việt Minh ở Chiêm Hóa. Mặc dù
hai đồng chí: Nguyên và Hưng (cán bộ người địa phương) bị địch bắt và tra tấn
đến chết, song những người bị bắt không hề nao núng, run sợ. Nhờ tinh thần đấu
tranh kiên cường, lòng trung thành tuyệt đối của các đồng chí đối với Đảng, với
cách mạng, phong trào ở phía bắc Tuyên Quang vẫn được giữ vững. Uy thế của
31