Page 38 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 38

2. Giải phóng Thị xã Tuyên Quang

                            Tới tháng 6-1945, ở Tuyên Quang, hầu hết các địa phương đã khởi nghĩa
                     giành chính quyền thành công, chỉ còn tỉnh lỵ Tuyên Quang và một vùng đệm
                     nhỏ xung quanh là chưa được giải phóng; lực lượng quân Nhật chiếm đóng vùng
                     này còn khá mạnh. Tuy vậy, tại đây, phong trào đấu tranh của quần chúng ngày
                     càng  lên  cao và điều  kiện  của  một cuộc  khởi nghĩa vũ trang  ngày  càng  chín
                     muồi.
                            Sau khi cách mạng thành công ở các huyện, từ vùng giải phóng nhiều mũi
                     quân từng bước áp sát thị xã móc nối lại các  cơ sở cách mạng cũ, xây dựng các
                     cơ sở mới, tổ chức và củng cố các đội tự vệ. Thanh niên thị xã một số tìm vào
                     vùng tự do gia nhập Giải phóng quân, số còn lại sắm sửa vũ khí chuẩn bị hành
                     động. Cơ sở cách mạng lan rộng khắp thị xã vùng phụ cận; ta cũng gây dựng
                     được cả nhân mối trong binh lính ngụy và chính quyền địch. Quân Nhật hầu như
                     không còn kiểm soát nổi tình hình ở những nơi không phải vị trí đóng quân của
                     chúng. Tình thế trực tiếp của cách mạng ngày càng tới gần.

                            Trước  diễn  biến  khẩn  trương  của  phong  trào  cách  mạng, tháng  7-1945
                     Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Tuyên Quang được thành lập do đồng chí Tạ Xuân Thu
                     làm Bí thư, chịu trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt ở những vùng đã giải phóng,
                     chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ.
                            Sau ngày phát xít Đức – Ý đầu hàng không điều kiện (7-5-1945), ngày 7-
                     8-1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật và chỉ trong vòng một tuần đã đánh bại
                     quân đội Quan Đông – lực lượng chủ lực của phát xít Nhật, đồng thời các nước
                     Đồng Minh cũng liên tục tấn công vào các vị trí phòng thủ của quân Nhật. Nước
                     Nhật đứng bên bờ vực thất bại, quân Nhật và tay sai ở Đông Dương bị đẩy vào
                     tình thế bất lợi, mất tinh thần chiến đấu, hoang mang, rệu rã tới cao độ.

                            Trước tình hình  trên, đồng  chí Hồ  Chí Minh chỉ thị:  “Lúc này  thời  cơ
                     thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
                                                                  1
                     phải kiên quyết giành cho được độc lập” .
                            Nắm vững và triệt để tận dụng thời cơ cách mạng, từ ngày 13 đến ngày
                     15-8-1945  Hội  nghị  đại  biểu  toàn  quốc  của  Đảng  đã  họp  tại  Tân  Trào  (Sơn
                     Dương – Tuyên Quang), quyết định lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ủy ban khởi
                     nghĩa toàn quốc được thành lập, ra quân lệnh số 1 phát động Tổng khởi nghĩa
                     trong cả nước.

                            Cũng tại Tân Trào, ngày 16-8-1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập. Đại
                     hội biểu thị ý chí, quyết tâm sắt đá giành độc lập dân tộc của đồng bào cả nước
                     và bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc – Chính phủ Lâm thời – do đồng chí Hồ
                     Chí Minh làm chủ tịch. Thay mặt nhân dân cả nước, đại biểu các dân tộc vùng
                     căn cứ Tân Trào đã tới tặng quà và chúc mừng Chính phủ Lâm thời. Tân trào,
                     vùng núi có địa thế thuận lợi và phong trào cách mạng sâu rộng, nơi khởi đầu
                     thắng lợi cho quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trở thành

                     1  . Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.2, tr. 256.


                                                                 38
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43