Page 39 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 39
thủ đô lâm thời của nước Việt Nam mới, gắn liền với thắng lợi vĩ đại của Cách
mạng Tháng Tám – 1945 và mãi được khắc đậm trong trang sử đấu tranh cách
mạng hào hùng của toàn dân tộc.
Ngay ngày 16-8-1945, trên đường về dự Đại hội Quốc dân, đồng chí Song
Hào nhận được lệnh quay lại chỉ đạo cuộc tấn công giải phóng Tuyên Quang.
Ủy ban khởi nghĩa Tuyên Quang được thành lập gồm các đồng chí Song Hào,
Tạ Xuân Thu, Nguyễn Công Bình...
Đêm 16-8-1945 các đơn vị giải phóng quân từ Sơn Dương, Chiêm Hóa về
và đội du kích người Dao từ Thành Cóoc (Hùng Lợi – Yên Sơn) ra cùng các đội
tự vệ thị xã đã tập kết tại Ỷ La.
2 giời sáng ngày 17-8-1945 đồng chí Song Hào – Chủ tịch Ủy ban khởi
nghĩa đọc bản Quân lệnh số ! ra lệnh nổ súng giải phóng Thị xã Tuyên Quang.
Quân khởi nghĩa chia làm 2 hướng: Một mũi vòng xuống phía nam thị xã vừa
tấn công vừa khống chế đường rút lui của quân Nhật, đồng thời làm nhiệm vụ
chặn tiếp viện của địch từ Thị xã Phú Thọ lên; một mũi khác tiến theo triền sông
Lô rồi tỏa làm 2 hướng đánh chiếm trại lính bảo an và các công sở của địch.
Do làm tốt công tác địch vận, quân giải phóng tới đâu cũng được lính gác
mở cổng đón vào. Chỉ vài tiếng sau giời nổ súng ta đã chiếm được các vị trí
trọng yếu như trại lính bảo an, sở dây thép, nhà băng, sở cẩm, nhà đoan... Tại
dinh tỉnh trưởng, khi quân ta tiến vào, bọn lính gác vội vàng hạ súng, tỉnh trưởng
Dương Thiệu Chinh hoảng sợ, xin đầu hàng. Thay mặt Ủy ban khởi nghĩa, đồng
chí Tạ Xuân Thu tiếp nhận sự đầu hàng của Dương Thiệu Chinh và buộc hắn
phải điện báo cho Nhật về sự đầu hàng của mình và yêu cầu của Quân giải
phóng là: Quân Nhật phải đầu hàng không điều kiện, giao nộp toàn bộ vũ khí,
đổi lại chúng sẽ được an toàn rút khỏi Tuyên Quang. Hầu hết Thị xã Tuyên
Quang đã nằm dưới sự kiểm soát của ta, trừ trại lính Nhật đóng ở núi Thổ Sơn,
trong thành nhà Mạc.
5 giời sáng ngày 17-8, từ các hướng, quân ta dồn về vây chặt trại lính
Nhật.Chủ trương của ta là kết hợp giữa bao vây với dùng sức mạnh của quần
chúng cách mạng để áp đảo quân Nhật đồng thời tiến hành thương thuyết kêu
gọi quân Nhật đầu hàng, hết sức tránh nổ súng gây đổ máu không cần thiết.
Theo tinh thần đó, sau khi chặn mọi ngả đường ra vào thành, một cuộc mít tinh,
diễu hành với sự tham gia của hàng ngàn người đã được tổ chức. Quần chúng
giương cao cờ đỏ sao vàng, hô vang các khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn
năm”. “Đả đảo phát xít Nhật”.
Trước lực mạnh mẽ của cách mạng, quân Nhật trong thành hết sức hoang
1
mang. Chúng xin được điều đình với ta . Ủy ban khởi nghĩa yêu cầu quân Nhật
phải dứt khoát tuyên bố đầu hàng, cam đoan tôn trọng mọi quy định của Việt
Minh, nộp toàn bộ vũ khí. Nhằm kéo dài thời gian điều đình để chờ quân cứu
viện, quân Nhật nêu lý do là vũ khí chúng đã làm thống kê gửi về Hà Nội chờ
1 . Song Hào: Dưới lá cờ vinh quang của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, tr.74.
39