Page 44 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 44

có hệ thống chính quyền tay sai và binh lính người Việt. Và chính trong đội ngũ
                     người Việt này, do bị phân biệt đối xử, hơn nữa lại vốn là dân của một đất nước
                     có tinh thần dân tộc cao cả, còn nhiều quan hệ với quê hương...; Nhiều người dù
                     buộc phải phục vụ trong hàng ngũ kẻ thù song vẫn có tâm hướng về quê hương,
                     đất nước, dân tộc. Bộ phận khác, do thế lực nhỏ, bị o ép nhiều bề, tuy không có
                     tinh thần dân tộc cao song lại bất mãn với chính sách cai trị của Pháp – Nhật,
                     bởi vậy cũng có tư tưởng chống Pháp – Nhật để giành quyền lợi cho bộ phận
                     giai cấp. Nắm vững điều đó, ngay từ lúc phong trào cách mạng mới được xây
                     dựng, cán bộ Đảng đã tìm đúng các đối tượng để vận động, khơi dậy tinh thần
                     yêu nước của họ, thử thách, đưa họ vào tổ chức cách mạng hoặc khai thác những
                     yếu tố tích cực của họ để phục vụ cách mạng.

                            Phong trào cách mạng càng phát triển, địch càng tăng cường khủng bố thì
                     những nhân mối tích cực của ta trong hàng ngũ địch càng bộc lộ rõ phẩm chất
                     của họ và theo đà tiến của cách mạng, lực lượng địch ngày càng bị phân tán do
                     vậy công tác binh vận, địch vận của ta càng đạt hiệu quả cao. Vừa tuyên truyền,
                     giáo dục, vận động kết hợp với kiểm soát, khống chế, trong quá trình xây dựng
                     cơ sỏ và lực lượng cách mạng ta đã phân hóa được binh lính, chính quyền tay sai
                     ở địa phương cũng như ở tỉnh lỵ, đặc biệt ở các vùng sâu, xa, nơi thế lực của
                     địch có phần yếu mỏng thì điều này càng thể hiện rõ. Trước ngày 9-3-1945 ở
                     nhiều nơi hàng ngũ địch bị phân hóa tới cao độ, chính quyền địch chỉ còn tồn tại
                     về mặt hình thức. Do vậy, khi khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, lực lượng
                     cách mạng ít gặp phải sự chống cự  quyết liệt, có điều kiện để tập trung giải
                     quyết những ổ cố thủ quyết định của kẻ thù.
                            Trong quá trình khởi nghĩa giành chính quyền, công tác dịch vận của ta
                     vẫn được hết sức chú ý. Hai lần đánh đồn Đăng Châu và Thị xã Tuyên Quang...
                     vừa dùng bạo lực vũ trang chúng ta vừa kêu gọi địch đầu hàng. Sự kết hợp chặt
                     chẽ giữa tấn công, nổi dậy và công tác địch vận đã giúp cách mạng giành thắng
                     lợi nhanh chóng, tránh được những tổn thất không đáng có khi cách mạng đã
                     làm chủ được tình thế.




                                                           CHƯƠNG II


                     XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI, TRỰC TIẾP THAM GIA ĐÁNH PHÁP XÂM
                                                      LƯỢC (8-1945-1950)


                                  I- XÂY DỰNG, CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ CHẾ ĐỘ MỚI
                                                        (8-1945-12-1946)








                                                                 44
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49