Page 37 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 37
các địa phương đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt địch ở Chợ Rã, Bắc Cạn, Chợ
Chu...
Tại Tuyên Quang, ngày 25-5-1945 cánh quân Nhật từ Chợ Chu (Thái
Nguyên) vượt qua đèo Khế vào Đăng Châu hợp với cánh quân từ Tuyên Quang
xuống và từ Vĩnh Yên lên hợp thành một mũi tấn công lớn với khoảng 500 tên
tiến vào Thanh La hòng uy hiếp vùng núi Hồng, Tân Trào... nơi Bác Hồ và cơ
quan lãnh đạo cách mạng đóng quân. Sáng 26-5, khi tiến tới Làng Xảo (Hợp
Thành), bị ta chặn đánh, quân Nhật buộc phải quay lại Đăng Châu. Ngày 27-5
quân Nhật chia làm 2 cánh, kéo thẳng vào Thanh La.
Được tin địch đánh đến, đồng chí Hồ Chí Minh nhận định: quân Nhật
không thể vào được khu căn cứ nếu ta quyết tâm và tổ chức chiến đấu tốt.
Thi hành chỉ thị của Bác, trung đội Giải phóng quân do đồng chí Trần Thế
Môn chỉ huy đã bố trí trận địa khục kích tại Đèo Chắn. Bị đánh bất ngờ, quân
Nhật hoảng loạn, bắn bừa bãi vào 2 ven đường rồi rút chạy về Thành Cóoc (Yên
Sơn) và từ đây chia thành 2 cánh rút về Thị xã Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Căn cứ địa Tân Trào được bảo vệ an toàn.
Tháng 6-1945, quân Nhật từ Thị xã Tuyên Quang hành quân qua phà Bợ
lên thị trấn Chiêm Hóa hợp sức cùng cánh quân từ Bắc Cạn kéo sang để càn
quyết châu Khánh Thiện (tức huyện Chiêm Hóa). Ta nhanh chóng chuẩn bị lực
lượng, trận địa đánh địch bảo vệ nhân dân và chính quyền Khu giải phóng.
Cánh quân của địch từ Bắc Cạn xuống tới Đầm Hồng bị lực lượng vũ
trang cách mạng chặn đánh, cầm chân không thể kéo xuống được huyện lỵ
Chiêm Hóa theo kế hoạch đã định.
Cánh quân địch từ Tuyên Quang lên, tuy bị chặn đánh ở Chợ Bợ, Cầu
Cả... song cuối cùng cũng tới thị trấn Chiêm Hóa. Nhưng do không đón được
cánh quân từ Bắc Cạn sang nên chúng phải tìm đường rút về Tuyên Quang.
Nắm vững ý đồ của địch, quân giải phóng cắt đường rừng về Yên Nguyên
cùng tự vệ địa phương bố trí một trận địa phục kích dài gần 500 mét, Cầu Cả
được chọn làm trận địa mai phục chính. Bị đánh bất ngờ, đội hình địch nhanh
chóng rối loạn, không xác định được mục tiêu phản kích buộc phải hò nhau tháo
chạy dọc theo các triền đồi, khe suối ra phà Bợ rồi rút về Tuyên Quang.
Sau những thất bại nặng nề tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, đầu
tháng 6-1945 quân Nhật buộc phải hủy bỏ các cuộc tấn công vào Khu giải
phóng. Dù trang bị và kỹ chiến thuật còn yếu song với tinh thần chiến đấu ngoan
cường, bằng những trận phục kích, sử dụng chiến thuật đánh du kích sáng tạo,
linh hoạt vào táo bạo, quân dân Tuyên Quang đã làm nên những chiến thắng
Đèo Chắn, Cầu Cả... giáng cho quân Nhật những đòn trừng trị đích đáng, bảo vệ
bí mật, an toàn cho Bác Hồ và cơ quan đầu não cách mạng, góp phần giữ vững
Khu giải phóng, trung tâm căn cứ địa cách mạng cả nước.
37