Page 50 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 50
chính. Đảng đoàn kháng chiến các cấp được thành lập chịu trách nhiệm chỉ đạo
và giám sát công tác chuẩn bị kháng chiến. Nhằm huy động đông đảo nhân dân
vào cuộc kháng chiến, kiến quốc, bên cạnh Mặt trận Việt Minh với các tổ chức
cứu quốc thành viên, Tỉnh tiến hành thành lập Mặt trận Liên Việt các cấp với hệ
thống thành viên là Hội liên hiệp thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ... Sức mạnh
của toàn dân đã được tập trung cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của toàn
dân tộc. Chính nhờ đó mà công tác chuẩn bị kháng chiến của địa phương đã diễn
ra hết sức khẩn trương, đạt kết quả tốt. Tháng 1-1947 đoàn đại biểu Chính phủ
lên thăm tỉnh ta góp phần chỉ đạo sâu sát hơn việc thực hiện đường lối kháng
chiến, kiến quốc của Đảng ở địa phương. Đoàn đã khen ngợi, động viên nhân
dân Tuyên Quang tổ chức tốt hơn nữa việc đón tiếp đồng bào tản cư, bảo vệ các
cơ quan, kho tàng của Trung ương.
Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính phủ, Tỉnh ủy Tuyên
Quang đã thành lập Ban đón tiếp đồng bào tản cư, sắp xếp nơi ăn chốn ở, tạo
điều kiện cho đồng bào ổn định cuộng sống, bắt tay vào sản xuất. Truyền thống
đoàn kết dân tộc, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cảu nhân dân Tuyên Quang
được phát huy tới cao độ. Trên địa bàn tỉnh, nhiều điểm dân cư mới theo kiểu
“phố kháng chiến” ra đời.
Ngày 2-4-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại Sơn Dương, lấy đây làm nơi
ở, làm việc, chỉ đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ngay hôm sau,
ngày 3-4-1947, Bác chủ trì cuộc họp của Trung ương tại Lang Xảo (Hợp Thành
– Sơn Dương) quyết đáp những vấn đề chiến lược của đường lối kháng chiến.
Trong suốt cuộc kháng chiến, Bác đã ở, làm việc và đến thăm nhiều nơi trong
tỉnh: Hợp Thành, Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh (Sơn Dương); Hùng Lợi,
Kim Quan, Trung Trực, Đội Cấn, Mỹ Bằng (Yên Sơn), Kim Bình, Linh Phú
(Chiêm Hóa). Tại các nơi đó Bác đã chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng của
Đang, Chính phủ,soạn thảo nhiều văn kiện để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống
Pháp tới thắng lợi cuối cùng. Cảnh sắc và con người Tuyên Quang cũng đã đi
vào những vần thơ kháng chiến của Bác.
Cùng với Bác Hồ, các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,
Hoàng Quốc Việt và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các cơ quan
Trung ương cũng về đóng quân trên địa bàn tỉnh. Suốt một dải Sơn Dương, Yên
Sơn, Chiêm Hóa với thế núi sông hiểm trở thành nơi đóng quân, làm việc của
các cơ quan Trung ương: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Đài Phát thanh,
Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam...
và các cơ sở sản suất vũ khí, in ấn tài liệu phục vụ kháng chiến...
Bảo vệ Bác, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và các cơ quan đầu não
kháng chiến là một vinh dự, nhiệm vụ vẻ vang của quân dân Tuyên Quang song
đó cũng chính là những nhiệm vụ hết sức nặng nề dòi hỏi phải có những cố
gắng , hy sinh lớn lao. Chính ở đó,truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh
cách mạng của đồng bào ta đã biểu hiện một cách sâu sắc, sinh động.
50