Page 51 - Lịch sử đảng bộ Tuyên Quang 1945 - 1970
P. 51
Nhân dân các huyện Sơn Dương,Yên Sơn, Chiêm Hóa, Thị xã Tuyên
Quang đã đóng góp hàng chục vạn ngày công, hàng vạn cây tre, nứa để vận
chuyển tài liệu, máy móc, hàng hóa và xây dựng kho tàng, nhà ở cho các cơ
quan Trung ương. Trước yêu cầu của cách mạng đồng bào vùng Tân Trào,
Minh Thanh (Sơn Dương), Trung Trực, Hùng Lợi, Đạo Viện (Yên Sơn), Vinh
Quang, Kim Bình (Chiêm Hóa)... đã tình nguyện nhường nhà ở cho cán bộ
kháng chiến ở, tích cực tham gia các đợt dân công. Cùng với các tuyến đường
bộ, sông Lô, sông Gâm, sông Đáy, trở thành những con đường giao thông hết
sức quan trọng. Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa nối liền thành một vùng an
toàn khu thống nhất, rộng lớn. Hành lang giao thông liên lạc giữa các vùng
trong khu an toàn từng bước hình thành và được đảm bảo bí mật tuyệt đối.
Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, khi mà lực lượng công an nhân
dân, cảnh vệ còn mỏng, nhân dân Tuyên Quang đã nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạng chống mọi sự xâm nhập của kè thù, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
bảo vệ an toàn, bí mật cho Bác Hồ và các cơ quan Trung ương.
Từ cuối năm 1946 đến giữa năm 1947, quân Pháp ngày càng mở rộng
1
việc đánh chiếm các tỉnh thuộc khu 10 và khu 14 . Chiến sự càng tới gần, công
tác chuẩn bị chiến đấu của Tuyên Quang càng khẩn trương. Nhân dân tích cực
chuẩn bị các điểm sơ tán, tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm đề phòng địch đánh
tới. Các kho thóc, muối của Chính phủ và các cơ quan Trung ương được phân
tán, gửi nhân dân.
Đầu Thu đông – 1947 khi âm mưu đánh vào chiến khu Việt Bắc của địch
bộc lộ rõ, công tác chuẩn bị chiến đấu của ta được đẩy tới mức cao hơn. Chấp
hành chỉ thị “Sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch” ngày 15-9-1947
của Trung ương Đảng, nghị quyết của Hội nghị quân sự Trung ương lần thứ 5,
quân dân Tuyên Quang triệt để thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Ban chỉ đạo
“tiêu thổ kháng chiến” của tỉnh (được thành lập từ tháng 2-1947) hoạt đọng tích
cực, vận động nhân dân phá nhà cửa, xây dựng chướng ngại vật nhằm làm cho
địch khi đến “không có chỗ ở, đi tới đâu cũng vướng”. Trong một thời gian ngắn
ta đã huy động 307.000 ngày công phá đi 41.018 m nhà công sở và nhân dân,
2
100 chiếc cầu với tổng chiều dài hơn một ngàn mét, 22 km đường quốc lộ và 61
km đường loại khác. Trên dọc sông Lô từ Phan Lương đến Bình Ca ta đã xây
dựng hai kè ngăn, các bãi rộng ven sông ở trung và hạ huyện Sơn Dương đều
được cắm chông, gài mìn đề phòng địch đổ bộ hoặc nhảy dù. Từng mét vuông
nhà ở chứa đựng bao công sức chắt chui của nhân dân nay tình nguyện dỡ bỏ tạo
vật cản bước tiến quân của địch đã thể hiện một sự hy sinh to lớn, đáng khâm
phục của đồng bào các đồng bào dân tộc đối với Đảng, với cách mạng.
Đi đôi với “tiêu thổ kháng chiến” chúng ta tăng cường công tác bảo vệ an
ninh, kịp thời phát hiện và tiêu diệt các ổ nhóm phản động, làm trong sạch địa
1 . Khu 10 gồm các tỉnh: Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang; Khu 14 gồm: Sơn La,
Lai Châu. và Châu Mai Đà ( Hòa Bình). Tháng 12-1948 hai khu này sáp nhập thành Liên khu 10, tới tháng 11-
1949 Liên khu 10 lại sáp nhập với Liên khu 1 thành Liên khu Việt Bắc.
51