Page 293 - Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám
P. 293
ruổi trên 5 xe đạp. Tín và Định là hai anh em họ và là con cháu cụ Phan Kế
Toại, một vị đại thần của triều đình cuối cùng nhà Nguyễn, sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, đã trở thành một nhân sỹ có tên tuổi trong mặt trận Liên -
Việt. Xe đạp đi bon bon trên đường đá trải nhựa, dưới bầu trời trong sáng miền
Trung du, khi lên khi xuống đường dốc thoai thoải, xe chạy càng nhanh giữa
tiếng nói tiếng cười của 5 thanh niên, 4 nam, 1 nữ...
Chúng tôi đến trụ sở huyện uỷ Đoan Hùng. Người thanh niên niềm nở ra
đón chúng tôi ở cổng có ngờ đâu lại là một bạn đồng học Trường Bưởi ở Hà
Nội, sáu bảy năm về trước: anh Mai lúc này là Bí thư huyện uỷ Đoan Hùng, lớp
thanh niên cách mạng Tháng Tám là thế đấy, trên nẻo đường kháng chiến nơi
nào cũng đều có mặt!
Ngủ ở đây một tối, thú vị nhất là được thưởng thức bưởi ngọt Đoan
Hùng nổi tiếng! Sáng sớm hôm sau, chúng tôi lại tiếp tục lên đường... chẳng
mấy chốc, chúng tôi đã vượt qua thị xã Phú Thọ và đã tới thị xã Tuyên Quang
sau trọn một ngày đường rong ruổi. Ở đây, không khí thực sự yên bình, người đi
ngược, kẻ đi xuôi, nhộn nhịp, nhìn kỹ ra cũng đã thấy nhiều mặt dân Hà Nội
nhanh chóng tản cư lên đây.
Đặc biệt, ở nhiều quán bên đường, cụ thể như ở cây số 5 trước khi vào
trung tâm thị xã, những cô chủ quán "cà phê", "giải khát", đâu có phải các chị
miền ngược áo chàm, mà trái lại, cách ăn mặc, cử chỉ, giọng nói, tiếng cười lộ rõ
dân Hà Nội chính cống! Chúng tôi đã từ đồng bằng lên tới Thủ đô kháng chiến
rồi.
Người đón chúng tôi ở một ngôi nhà hai tầng gần trung tâm thị xã là anh
bạn cố tri của chúng tôi từ thời trường Bưởi và Đông Dương học xá: anh Trần
Vĩnh Uy "lính khố xanh" như biệt hiệu thân yêu các bạn đồng học tặng anh. Với
giáng người cao to, hơi thô, với cặp môi dày, cái miệng rộng, anh tươi cười ôm
chặt lấy mỗi chúng tôi, mừng rỡ... và hơi ngạc nhiên thấy tôi giới thiệu với anh
người vợ trẻ mới cưới cùng đi theo. Chúng tôi được bố trí ở ngay trên gác ngôi
nhà này "Đây là nơi ở tạm ít ngày thôi, anh Uy nói với chúng tôi, đợi anh em
đến đây đông đủ, chúng ta sẽ qua sông Lô, đi vào một bản ở xa trong rừng".
Ít ngày ở lại thị xã bên dòng Lô giang, đã giúp chúng tôi chuẩn bị quen
dần với khí hậu Việt Bắc và có thêm thì giờ bổ sung hành trang trước khi đi vào
khu rừng núi. Anh em từ các địa phương triệu tập về Tuyên Quang lần lượt đến,
ngày một đông thêm, ở rải rác trong một số nhà ở thị xã...
Ngày tập trung quân để rút khỏi thị xã đã tới, anh em họp mặt đông đủ,
được đến trên bốn mươi người, đa số là thanh niên hăm hai, hăm ba tuổi trở lên,
một ít anh có vẻ đã đứng tuổi ngoài ba chục. Một anh cao lớn đẫy đà, tóc cắt
ngắn, nước da hồng hào, nét mặt rất dễ thương, luôn luôn tươi tắn với nụ cười
rất duyên. Anh được anh Uy giới thiệu với anh em "Đây là anh Phạm Hoàng,
kiến trúc sư, cán bộ tỉnh Hải Dương, được Tỉnh uỷ giới thiệu lên cùng chúng ta
293