Page 292 - Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám
P. 292

Lúc đó, tôi đang ở độ tuổi thanh niên, vừa mới thành lập gia đình riêng

                     được tròn năm tháng, dạy học tại trường thành chung Lê Quý Đôn ở thị xã Thái
                     Bình. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Ty giáo dục  và trường Lê Quý Đôn sơ
                     tán về huyện Thái Ninh, cách thị xã khoảng 10 km, vợ chồng tôi cùng ông anh (
                     là trưởng Ty giáo dục tỉnh Thái Bình) về ở nhờ một ông giáo tiểu học ở xã Tự

                     Tân, gần nơi trường tôi dạy học.
                             ... Một hôm, vào một ngày đầu tháng 3 năm 1947, hoàn toàn bất ngờ đối
                     với tôi, một anh bạn sinh viên đã cùng tôi hoạt động thời kỳ tiền khởi nghĩa ở
                     Hà Nội, từ lâu tôi chưa được gặp lại, bỗng xuất hiện ở trường Lê Quý Đôn tìm

                     gặp tôi. Hai anh em trông thấy nhau, ôm chầm lấy nhau mừng ra nước mắt!
                            Anh đưa cho tôi một bức thư đề rõ tên tôi, và cho biết anh đã đi xe đạp
                     suốt mấy ngày qua từ Phú Thọ về đây để đón tôi lên ngay Việt Bắc, vào học tại
                     trường ngoại ngữ sẽ thành lập ở Tuyên Quang.

                            "Đi hay ở", cả một vấn đề mới và đột ngột đặt ra cho tôi lúc này! Nói
                     chuyện này với Lý, người vợ trẻ của tôi, Lý chậm rãi nói: "Cái đó tuỳ anh. Anh
                     đi đâu, em đi đó!" - tôi hỏi ý kiến ông anh tôi. Không cần đắn đo gì, ông nói
                     luôn: "Chú điên à? đang dạy học ở đây, yên ổn thế này, chú đi đâu làm gì? Ở

                     đây dạy học cũng là kháng chiến! Hơn nữa, chú đi đã vậy, còn thím ấy làm
                     sao?".
                            Song, tiếng gọi của đoàn thể sao lúc này đối với tôi thiêng liêng đến thế!
                     Chỉ qua một đêm suy nghĩ, ngay sáng hôm sau, tôi quả quyết trả lời anh bạn từ

                     Phú Thọ về: "Tôi và vợ tôi đã quyết định đi theo anh. Anh đợi cho  hai ngày để
                     chuẩn bị lên đường" Tôi vội vã đến xin thôi hẳn dạy học, chia tay với các bạn
                     đồng nghiệp và các lớp học sinh tôi đang dạy. Mọi người đều sửng sốt!
                            Đúng hai ngày sau, chúng tôi ba người cùng nhau lên đường. Lý và tôi ra

                     đi mỗi người một xe đạp cũ, một ba lô quần áo và đồ dùng lặt vặt trên vai. Mọi
                     đồ đạc sinh hoạt hàng ngày đều để lại cho anh tôi dùng. Ông tỏ  vẻ buồn, và
                     không muốn hai vợ chống em bỏ tổ ấm ra đi.
                            Một chuyến đi lịch sử của đôi vợ chồng trẻ bước vào đời, một cuộc đời

                     đặc biệt, cuộc đời kháng chiến trường kỳ. Chồng 27, vợ 24 tuổi xuân, anh bạn
                     dẫn đường có lẽ cũng đồng niên khoảng đó. Thật dũng cảm và lãng mạn, mà
                     cũng đầy phiêu lưu, mạo hiểm! Ngày đi, tối nghỉ, dong duổi trên hàng trăm cây
                     số,  không  phải  trên  đường  quốc  lộ  thênh  thang,  mà  dọc  theo  các  đường  đê,

                     đường đất gồ ghề, lồi lõm, có đoạn đường đá, nhiều đoạn đường đất đỏ vùng đồi
                     miền trung du xa xa là trùng trùng điệp núi cao, rửng rậm, hoang vắng, không
                     một bóng người.
                            ... Đến thị xã Sơn Tây, chúng tôi được dẫn vào nghỉ chân tại một nhà quen

                     ở khu trung tâm. Ở đây, hai anh em Phan Kế Định và Phan Kế Tín đã đợi sẵn tứ
                     mấy ngày nay, để cùng chúng tôi lên Tuyên Quang.Thế là xuất phát từ Thái
                     Bình có 3 người, giờ đây chúng tôi có thêm hai bạn nữa, cộng là 5 người rong


                                                                292
   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297