Page 1094 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 1094

1094    ĐỊA CHÍ TUYÊN QUANG



                   Người và vạn vật trời ban khắp           biểu  d ương  công  đức và  tỏ  lòng  biết  ơn
                   Gia thất yên vui hưởng thái bình.           của hậu thế với tiên thần, nhằm an dân và
                   Ra đời cách đây gần ba thế kỷ, bài thơ      huấn đạo, tập hợp tinh thần dân tộc qua
               do nhà nho An Phúc cảm tác, nhằm gửi            hoạt động thờ phụng. Việc ban sắc cho nơi
               lại cho hậu thế tâm nguyện của cha ông          thờ phụng vừa đáp ứng tâm nguyện của

               mong cho quê hương, đất nước hòa bình,          nhân dân vừa thể hiện ý thức tín ngưỡng
               thịnh vượng.                                    và phư ơng l ược trị nư ớc nhạy bén của các
                   Bên cạnh “bức tranh” hướng nội đó,          vương triều trong lịch sử.
               còn có “bức tranh” hướng ngoại kỳ thú về            Sắc phong còn thể hiện ý nghĩa về t ư
               vị thế ngôi đền:                                t ưởng, chính trị, đạo đức, lịch sử, văn hoá,

                   Nguyên văn chữ Hán:                         phong tục... Sắc phong là mệnh lệnh của
                   清 溪 在 其 前                                   vua với dân, trung  ương với địa ph ương,

                   高 峰 繞 其 後                                   thể hiện ý thức tư tưởng của vư ơng triều
                   左 廟 近 江邊                                    với các di sản văn hoá tâm linh, nhằm đạt
                   右 殿 連 桑 稻                                   mục đích nhân hòa, đặc biệt là những nơi

                   Phiên âm:                                   có vị trí phòng thủ cốt yếu của đất nước.
                   Thanh khê tại kỳ tiền                       Qua các văn bản sắc phong cho thấy một

                   Cao phong nhiễu kỳ hậu                      phần lịch sử chính trị xã hội, như sắc phong
                   Tả miếu cận giang biên                      đền Th ượng cho ta biết thêm về cuộc khởi
                   Hữu điện liên tang đạo.                     nghĩa của Nông Văn Vân đầu thế kỷ XIX;
                   Dịch thơ:                                   các  sắc  phong  cho  thần  Cao  Sơn,  U  Sơn,

                   Trước đền một dải suối trong               Ất Sơn (Sơn Dương) giúp ta hiểu thêm tục
                   Núi cao cao đứng trập trùng phía sau       tế lễ các tôn thần ở vùng trung du Bắc Bộ;
                   Bên này kề bến sông sâu                    sắc phong đền Hạ gắn với tục thờ Mẫu của
                   Bên kia ruộng lúa, nương dâu mượt mà .      nhân dân vùng phía Bắc của đất n ước...
                                                        1
                   Một bức tranh hài hòa sơn thủy gắn              -  Sắc  phong  cho  các  nương  thần
               với  sự  phồn  vinh,  thịnh  vượng  của  quê    (Thánh Mẫu)
               hương xứ sở. Sự liên hội hai bài thơ trên           Đền  Hạ  và  đền  Thượng  là  hai  ngôi
               tạo nên bức tranh tâm cảnh của người xưa,       đền  đ ược  ghi  trong  Đại  Nam  nhất  thống
               vừa gợi lên vị thế linh thiêng nơi thờ vọng,    chí. Đền Hạ thờ Phương Dung công chúa,
               vừa khắc sâu triết lý nhân sinh.                đền  Thượng  thờ  Ngọc  Lân  công  chúa.
                                                               Mặc dù hình thành từ truyền thuyết, song
                   12. Sắc phong thần cho đình, đền,           nhiều thế kỷ qua, hai ngôi đền được các
               miếu tỉnh Tuyên Quang                           triều vua nối tiếp nhau ban cấp sắc phong

                   Các sắc phong thần có một số đặc điểm       nh ư: Cảnh Hưng (1743), Chiêu Thống (1787),
               chung: Các ông vua đều dựa trên ý thức          Cảnh  Thịnh  (1796),  Minh  Mệnh  (1821,

               tín ngưỡng từ trong nhân dân, bắt nguồn         1835),  Thiệu  Trị  (1844),  Tự  Đức  (1850,
               từ truyền thuyết và lịch sử, tôn vinh nơi       1880);  Đồng  Khánh  (1887);  Thành  Thái
               thờ  phụng,  thể  hiện  sự  tôn  trọng  niềm    (1890); Duy Tân (1909); Khải Định (1923).

               tin của nhân dân, khơi dậy truyền thống,        Như  vậy,  trong  khoảng  180  năm  có  tới


                   1. Bản phiên âm và dịch thơ của Trần Mạnh Tiến.
   1089   1090   1091   1092   1093   1094   1095   1096   1097   1098   1099