Page 1080 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 1080

1080    ĐỊA CHÍ TUYÊN QUANG



               lịch sử và vị trí linh thiêng, cao đẹp của nơi      Nguyên văn chữ Hán:
               thờ vọng, giữa đạo và đời hòa quyện với             洞 幽 而 古
               nhau. Lời thơ cô đọng, gần gũi với đồng             巖 瘦 而 香
               dao, gợi nên bức tranh hài hòa giữa thiên           創 寺 刻 石
               nhiên và con người, với đức tin, đạo lý và          地 久 天 長
               lịch  sử  bằng  cảm  hứng  tự  hào,  lạc  quan      Phiên âm:

               trước thời đại.                                     Động u nhi cổ
                                                                   Nham sấu nhi hương
                   2.  Ngô  Hoành  (Trinh  Súc)  và  tác           Sáng tự khắc thạch
               phẩm Hương Nghiêm tự bi ký                          Địa cửu thiên trường.

                   Phía  nam  xã  An  Khang,  huyện  Yên           Dịch nghĩa:
               Sơn,  tỉnh  Tuyên  Quang  có  chùa  Hương           Động sâu mà (có vẻ) cổ xưa
               Nghiêm hay còn gọi là Hương Nham, tục               Trái  núi  dáng  nhỏ  mà  lại  có  hương
               gọi là chùa Hang, xây dựng từ thế kỷ XVI.       thơm bay

               Chùa có một tấm bi ký chữ Hán do Tiến               (Nơi đó) xây dựng chùa và tạc bia đá
               sĩ  Ngô  Hoành,  hiệu  là  Trinh  Súc  soạn,        (Để cho) muôn thuở (cùng với) trời đất.
               gồm một bài ký và một bài minh với tên              Dịch thơ:
               họ những người làm công đức ở xã Thúc               Động sâu in dấu tích xưa
               Thủy và mười ba huyện trong nước, cách              Núi thanh thanh dáng, hương đưa ngạt ngào
               đây  trên  470  năm.  Theo  tài  liệu  Các  nhà     Dựng chùa bia tạc năm nào

               khoa  bảng  Việt  Nam,  Ngô  Hoành  sống  ở         Đất trời bền vững biết bao tháng ngày.
               thời Lê, đỗ Tiến sĩ.
                   Văn bia cho thấy nơi thờ vọng có cảnh           3. Nguyễn Hàng và những bài phú
               trí linh thiêng, hài hòa sơn thủy và hình       Nôm về Tuyên Quang
               bóng  cuộc  sống  sầm  uất  một  thời  với          Nguyễn Hàng là một tác gia lớn của
               những  sinh  hoạt  văn  hoá  tâm  linh  gần     nền văn học trung đại Việt Nam, nhưng
               500 năm trước, ở phía nam tỉnh lỵ Tuyên         chưa  rõ  năm  sinh  và  mất  của  ông.  Qua
               Quang: “Dòng Long Vị như dải lụa trắng          các tài liệu của Lê Quý Đôn ta biết được

               lượn vòng trước động. Phía sau động là          khoảng  thời  gian  ông  sống  và  sáng  tác:
               đường cái quan, ngựa xe như nước. Phía          Nguyễn Hàng đậu Hương tiến, niên hiệu
               tây động, nha môn tòa rộng dãy dài. Trong       Hồng Thuận (khoảng 1509-1516), triều Lê
               chùa  khói  hương  nghi  ngút,  đó  là  cung    Tương  Dực,  sau  đó  theo  học  ở  Quốc  tử
               Phạm Vương vậy! Trước cung tiền đường,          giám. Sắp thi Hội thì có sự cố Mạc Đăng
               trùng  tu  mái  ngói  đỏ  tươi,  có  nơi  thắp   Dung cướp ngôi vua Lê, lập ra nhà Mạc.

               hương và tam quan. Cứ đến ngày rằm và           Bỏ thi, không cộng tác với “ngụy triều”, vị
               mùng một, tín đồ thập phương nối gót cầu        nho sĩ này lui về ở ẩn tại làng Đại Đồng,
               khấn, tăng ni cúi đầu về phương nam ba          phủ Yên Bình (Tuyên Quang), lấy hiệu là
               lần vái lạy. Những khi trời đất không hòa       Nại Hiên. Nguyễn Hàng sống và sáng tác
               thuận, cầu nắng thì được trời quang tạnh,       ở xứ Tuyên cho đến cuối đời, khi già yếu
               khấn mưa thì mưa trải khắp nơi. Chùa rất        về mất ở quê cũ tại làng Xuân Lũng, huyện
               linh  ứng,  không  thể  ngờ  được!”.  Người     Sơn Vi, phủ Lâm Thao (Phú Thọ). Theo ước
               lập bia còn ghi lại cảm xúc của mình bằng       đoán, ông sống trong khoảng 1490 - 1590,

               một bài minh chân thực.                         chắc hẳn các bài phú và tập Thiên Nam vân
   1075   1076   1077   1078   1079   1080   1081   1082   1083   1084   1085