Page 13 - Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám
P. 13

số nông dân ở soi Hồng Lương và soi Sính đã được giác ngộ, đặt cơ sở cho việc

                     phát triển phong trào về nông thôn.
                            Mấy tháng sau anh Hai Cao bảo tôi về Hà Nội báo cáo với Xứ uỷ để xin
                     chủ trương và tài liệu. Anh dặn tới địa điểm liên lạc và không quên nhắc phải
                     cẩn thận kẻo bọn chó săn đánh hơi thấy. Lần này tôi thẳng xe hàng về Hà Nội.

                     Qua mấy năm đi xa trở về tôi thấy quang cảnh phố xá vẫn như xưa, nhưng nhìn
                     thấy nét mặt mỗi người dân, nhìn cách đi đứng chuyện trò tôi thấy có cái gì đã
                     đổi khác, sôi nổi hơn, phóng khoáng hơn. Đó là khí thế cách mạng của quần
                     chúng, đang ở trong thời kỳ phát triển cao nhất của cuộc đấu tranh đòi tự do dân

                     chủ. Theo lời dặn, tôi tìm đến cửa hàng đối trướng "Tùng lâm tiến cảnh" ở phố
                     hàng giấy. Đó là một của hàng nhỏ treo đầy những câu đối vải và giấy, kéo dài
                     suốt mấy bức tường. Chủ nhà ra hỏi tôi muốn gì. Thấy chung quanh không có ai.
                     Tôi hỏi mua hàng và nói mật hiệu. Chủ nhà ân cần mời tôi vào nhà trao đổi mặt

                     hàng. Sau khi buông rèm, đồng chí Tùng Lâm, chủ cửa hàng thân mật hỏi tôi:
                            - Đồng chí ở đâu đến, ăn cơm chưa?
                            Tôi trả lời từ Tuyên Quang xuống và nhờ đồng chí cho gặp đồng chí Nhạ
                     (Tức Trần Quý Kiên). Đồng chí bảo tôi nghỉ ngơi ăn cơm, chờ đồng chí đi liên

                     lạc. Ăn xong tôi ngủ thẳng một giấc tới chiều. Chưa bao giờ tôi được nghỉ ngơi
                     thoải mái như hôm nay. Đến chập tối mới thấy đồng chí Tùng Lâm dắt xe đạp
                     về. Ngay tối hôm đó đồng chí đưa tôi ra bãi Phúc Xá đến một cửa hàng chữa xe
                     đạp rồi cùng tôi đi thẳng vào nhà trong. Đồng chí Nhạ, cán bộ lãnh đạo trong Xứ

                     uỷ đã ngồi chờ sẵn ở đó. Đồng chí Tùng Lâm chào chúng tôi ra về.
                            Sau  khi  nghe  tôi  báo  cáo  tình  hình  ở  Tuyên  Quang, đồng  chí  Nhạ  hỏi
                     thăm tỉ mỉ về đời sống công nhân, về phong trào quần chúng, về những thủ đoạn
                     bóc lột của chủ mỏ. đồng chí bảo tôi ở lại dấy nghỉ ngơi ít hôm rồi sẽ nói chuyện

                     tiếp và dặn tôi chớ có ra ngoài nhiều. Trước kia nhà cầm quyền Pháp đã gửi ảnh
                     và giấy truy nã tôi đi khắp nơi vì vậy tôi vẫn phải đề phòng. Suốt mấy ngày tôi
                     chỉ nằm trong nhà. Mấy hôm sau đồng chí Nhạ quay lại truyền đạt cho tôi chỉ thị
                     của Xứ uỷ là phải tiếp tục mở rộng các tổ chức quần chúng bên cạnh các hội ái

                     hữu cần tổ chức các hội biến tướng như hội bóng đá, hội lợp nhà...Đồng thời
                     phải vận động công nhân đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đi dần từ thấp đến
                     cao. Đồng chí bảo tôi phải nhớ thuộc lòng không được ghi chép và cho tôi một ít
                     tài liệu xuất bản công khai về phổ biến. Thấy tôi thiếu thốn, đồng chí đưa cho

                     một bộ quần áo và mấy đồng bạc để ăn đường. Biết Đảng còn nghèo, tôi không
                     nhận tiền chỉ xin mấy bộ quần áo.
                            Trở về tôi sung sướng như được chắp thêm đôi cánh, càng thêm tin tưởng
                     ở triển vọng thắng lợi của phong trào. Từ đây nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của

                     công nhân nổ ra. Một khi những hạt giống cách mạng được gieo mầm lên đất
                     mỏ thì không một sức mạnh nào có thể ngăn cản sự nảy mầm của nó. Dưới sự
                     lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân mỏ than vẫn vững bước tiến lên.


                                                                  13
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18