Page 460 - Chien thang VB-TD 1947
P. 460
CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ...
Thông qua việc dạy lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-
1954), trong đó nhân dân Tuyên Quang đã có nhiều đóng góp trực
tiếp cho chiến thắng trong chiến dịch Việt Bắc 1947, khơi dậy niềm tự
hào vì đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Để thúc đẩy việc dạy học lịch sử gắn liền với địa phương, Sở
Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch phối hợp với Đoàn Thanh niên
cộng sản hồ chí Minh tỉnh Tuyên Quang tổ chức cuộc thi “Em yêu
Tổ quốc Việt nam” dành cho học sinh trung học cơ sở, “Em yêu Lịch
sử Việt nam” dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông, cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học
sinh trung học. Thông qua các cuộc thi đã có rất nhiều bài viết của
giáo viên và học sinh thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử Tuyên
Quang trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, góp phần tuyên truyền,
giáo dục truyền thống quê hương cách mạng.
Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử chiến dịch Việt Bắc của giáo
viên còn gặp một số khó khăn nhất định.
Thứ nhất, do chương trình Lịch sử địa phương chỉ được phân bố
khoảng 1 đến 2 tiết trong cả năm học và được xếp vào cuối chương
trình, nên cả giáo viên lẫn học sinh thường ít quan tâm và thực hiện
một cách chiếu lệ.
Thứ hai, do phải đảm bảo tính bao quát toàn bộ tiến trình lịch
sử của địa phương, trong khi số tiết lại quá ít nên các giáo trình lịch
sử địa phương thường chỉ viết rất ít về chiến thắng Việt Bắc 1947,
Thứ ba, giáo viên cấp trung học cơ sở đều là giáo viên được đào
tạo Văn - Sử, nên một bộ phận giáo viên thích dạy ngữ văn vì cho
rằng dạy sử hay rất khó, học sinh lại không thích học nên tâm lí dạy
cho xong nhiệm vụ, rất hiếm giáo viên đam mê và đầu tư cho bài
dạy tốt hơn.
Thứ 4, một số cán bộ quản lý của các nhà trường trung học cơ
sở cho môn Sử là môn không ảnh hưởng đến kết quả thi vào lớp 10
nên chỉ phân công giáo viên có tay nghề vững dạy ngữ văn, còn lại
461