Page 464 - Chien thang VB-TD 1947
P. 464

CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ...


            của lịch sử các địa phương trong sự thống nhất chung với lịch sử dân
            tộc. Mặt khác, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, đạo
            đức, bồi dưỡng cho các em niềm tin vào cuộc sống. Qua đó, hình thành

            trong các em thái độ học tập đúng đắn, biết trân trọng, giữ gìn giá trị
            truyền thống dân tộc và quê hương. Bên cạnh đó góp phần phát triển
            năng lực tư duy độc lập sáng tạo, phát huy được tính tích cực nhận
            thức độc lập cho các em. Vì vậy, công việc này phải tiến hành thường
            xuyên, phù hợp yêu cầu, nội dung, khuôn khổ bài học.
                Thứ ba, lựa chọn nội dung kiến thức lịch sử địa phương trong

            dạy học lịch sử dân tộc phải quán triệt phương hướng đổi mới phương
            pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông.
                những năm gần đây, giáo dục phổ thông đang chuyển biến mạnh
            mẽ trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
            năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo trong học tập cho học sinh. Do
            đó, cần tránh sự nhầm lẫn trong nhận thức của một số giáo viên khi
            cho rằng, trong một tiết học, chỉ cần hệ thống câu hỏi phát vấn đầy
            đủ theo nội dung sách giáo khoa là có thể tích cực hóa quá trình nhận

            thức của học sinh. các em sẽ tích cực tiếp nhận kiến thức nếu chúng
            ta biết lựa chọn kiến thức bởi tính vừa sức, tính mục đích, biết hướng
            dẫn học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi, làm việc với nguồn tài liệu. Giáo
            viên không nên bắt học sinh lên lớp chỉ để nghe thầy thông báo những
            tài liệu lịch sử địa phương mà thầy đã chuẩn bị sẵn; làm như vậy, học
            sinh buộc phải tiếp nhận nguồn tài liệu nặng nề, các em sẽ rơi vào

            tình trạng nhàm chán, mất hứng thú đối với việc học tập.
                Do ưu thế của Lịch sử địa phương là những sự kiện, nhân vật
            lịch sử rất quen thuộc, dễ tiếp xúc ngay tại địa phương, ở một mức
            độ nào đó, có khi học sinh đã biết, đã nghe, đã nhìn thấy. Vì vậy,
            giáo viên phải tận dụng tối đa các hình thức dạy học, phát huy hết
            khả năng của học sinh đối với việc thu nhận kiến thức thông qua
            các kênh khác nhau như: hỏi người lớn trong gia đình, sưu tầm tài
            liệu đã được in ấn trên địa bàn qua sách báo, tranh ảnh, điền dã tại
            các địa phương gần nơi sinh sống, gặp các nhân chứng lịch sử, gặp



                                             465
   459   460   461   462   463   464   465   466   467   468   469