Page 466 - Chien thang VB-TD 1947
P. 466

CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ...


                Thứ năm, phải đổi mới cách đánh giá các nội dung địa phương:
            cho dù thời lượng dành cho các tiết địa phương trong chương trình
            không nhiều nhưng không nên coi đây là phần phụ, nội dung ngoại

            khóa  của  chương  trình  chính  khoá,  học  chỉ  để  biết.  nên  có  cách
            đánh giá, cho điểm với những cách làm riêng của chương trình địa
            phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ
            tranh, thi diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp... nhằm tạo ra sự
            thích thú của các em với những nội dung trong bài học như:
                + Tổ chức cho học sinh được đi tham quan học tập tại các di tích

            lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, các công trình kiến
            trúc, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, các làng nghề ở địa phương...
            để các em có cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề đang
            diễn ra tại địa phương mình.
                +  Với  các  bài  miêu  tả  trận  đánh,  các  di  tích  lịch  sử,  các  địa
            điểm của căn cứ cách mạng Tháng tám và trong kháng chiến chống
            Pháp... có thể tổ chức dạy học trên thực địa rất tốt. Ví dụ: học sinh
            trường Trung học cơ sở Trung Môn, Phổ thông dân tộc nội trú Trung

            học cơ sở yên Sơn, Trung học phổ thông Xuân huy (yên Sơn) có thể
            tổ chức dạy tiết học về các di tích lịch sử ngay tại nơi diễn ra trận
            đánh Km số 7, chiến thắng Khe Lau trong chiến dịch Việt Bắc -
            Thu Đông 1947,... các tiết học như vậy sẽ khiến học sinh vô cùng
            thích thú và nâng cao lòng tự hào về truyền thống qưê hương cách
            mạng Tuyên Quang cho các em.
                + có thể tổ chức các buổi ngoại khóa về lịch sử địa phương tại

            các trường trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng như 26-3, 19-5, 22-
            12... có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu các chủ đề về lịch sử địa
            phương như: văn hóa các dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng
            cảnh, danh nhân địa phương... Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả
            cao trong các nội dung này, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo
            về hệ thống câu hỏi và những nội dung cần thiết cho các buổi ngoại
            khóa để thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia của học sinh.





                                             467
   461   462   463   464   465   466   467   468   469   470   471