Page 465 - Chien thang VB-TD 1947
P. 465
TUYÊN QUANG VỚI CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947
gỡ các nghệ nhân, danh nhân địa phương, trao đổi trong nhóm, thảo
luận cả lớp, tổ chức cho các em thực hiện một dự án nhỏ về nội dung
bài học... tránh việc các em phải ngồi nghe các thông tin cứng nhắc,
khô khan và thiếu tính hấp dẫn, cụ thể, sinh động là điều mỗi giáo
viên đều có thể làm được.
Với các biện pháp sử dụng nói trên, học sinh sẽ có điều kiện
phát triển tư duy, năng lực nhận thức độc lập; các em không còn thụ
động tiếp nhận kiến thức mà trái lại từng bước rèn luyện cho các em
phương pháp suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng kiến thức
vào thực tiễn đời sống. Từ việc nỗ lực tư duy, tích cực học tập để tiếp
nhận kiến thức toàn diện sẽ từng bước tạo được sự hứng thú, niềm
tin, thái độ học tập đúng đắn cho các em.
Thứ tư, phải chú trọng việc tạo điều kiện, phương tiện để thực
hiện tốt việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử dân tộc.
ngoài ra, trong dạy học lịch sử địa phương, muốn đạt hiệu quả,
giáo viên cần nắm vững cơ sở phương pháp luận, biết sưu tầm, lựa
chọn tài liệu, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp sử dụng, điều
quan trọng là phải luôn tính toán đến các nhân tố tác động cả về
khách quan lẫn chủ quan. Trong đó, giáo viên phải thật sự nỗ lực
trong công tác dạy học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói
riêng. ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, cách thức sử dụng
phương pháp dạy học trong từng bài học cụ thể, yêu cầu giáo viên
phải nỗ lực tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại (thông qua
việc sử dụng phim, ảnh, các phần mềm hỗ trợ như Power Point, máy
chiếu...); phải nỗ lực trong việc tổ chức đa dạng các hình thức tổ chức
dạy học (đối với giờ học nội khóa và hoạt động ngoại khóa); phải đổi
mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...
Trong nghiên cứu và dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc
kết hợp giữa dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có ý nghĩa
và vai trò quan trọng để hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, không
những giúp làm phong phú kiến thức mà còn góp phần bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
466